Một bong bóng khác, hoàn toàn khác : Nó vô dụng!

Bong bóng Microsoft cho thế giới máy tính cá nhân, bong bóng Netscape tạo nên hệ thống cáp quang nối toàn thế giới, nhiều khả năng nhờ bong bóng Facebook loài người chỉ học thêm được cách viết email.
Không ai lại cho rằng những công ty hàng đầu trong lĩnh vực quảng cáo như Facebook và Google lại phá sản khi bong bóng vỡ.
Nhưng với các công ty cấp hai hoặc thấp hơn xuất hiện trong một cơn lũ những công ty mới thành lập đang chen vai thích cách trong mọi thị trường ngách còn lại của mảng mạng xã hội và quảng cáo, ai cũng biết số phận của chúng sẽ ra sao.
Trong những công ty ra đời vào tháng 3 này, ứng dụng Color của công ty mới 7 tháng tuổi cùng tên là nổi bật nhất.
Color cho phép mọi người chụp và lưu trữ ảnh. Hơn thế, nó dùng công nghệ định vị và xác định âm thanh để biết người đó đang ở đâu và tự động chia sẻ ảnh tới những người xung quanh và ngược lại.
Ví dự như khi trong một buổi hòa nhạc, người ta có thể xem ảnh chụp của tất cả những người xung quanh, trong tiệc sinh nhật, sự kiện thể thao hay đi bar cũng vậy. Ứng dụng cũng chia sẻ ảnh giữa các bạn trong mạng xã hội Color, thế nên bạn có thể biết Jane đang đi nghỉ ra sao hay John ăn gì trong bữa sáng, tất nhiên là nếu họ có chụp ảnh lại.
Liệu Color có thu được lợi nhuận hay không vẫn còn chưa biết. Công ty vẫn chưa định vị mô hình kinh doanh của mình dù cho các nhà quản lý của nó nói có thể Color sẽ tích hợp một số dạng quảng cáo địa phương.
Thu nhận được từng ấy thông tin dựa trên vị trí bạn đứng đòi hỏi máy tính phải có sức mạnh cực lớn, và đó là việc của nhà phù thủy toán học và Giám đốc sản phẩm của Color, anh DJ Patil.
“Huyết thống thung lũng Silicon” của Patil không chê vào đâu được. Cha anh, ông Suhas Patil nhập cư từ Ấn Độ và đã sáng lập công ty chip Cirrus Logic.
DJ khổ sở với thời trung học, học một thời gian ở cao đẳng và nhờ ý chí mà anh quyết phải giỏi môn toán. Anh vào được ĐH California ở San Diego và học tất cả các lớp toán tại đó. Anh trở thành chuyên gia toán lý thuyết và sau này nghiên cứu về mô hình khí hậu, số cá sardine giảm mạnh, sự hình thành các đụn cát và trong khi thời gian ở Bộ Quốc phòng là phát hiện vũ khí sinh học ở Trung Á.
“Những thành tựu trong nhiều lĩnh vực ấy đều có được nhờ toán học và khoa học,” Patil nói. Cuối cùng, thung lũng Silicon, cụ thể là eBay, mời anh về để xây dựng một hệ thống chống lừa đảo cho website bán lẻ.
“Tôi lấy ý tưởng từ dự án dự báo đe dọa vũ khí sinh học,” anh nói. “Tất cả chỉ là tìm một mạng lưới và xem bạn tương tác thế nào với xã hội để đi đến kết luận bạn là người tốt hay xấu.”
Patil buồn vì đã xa rời con đường chính thống của thung lũng Silicon mà thế hệ cha anh đã đi. “Trong cuộc đời có những lúc làm những việc đó thật dễ nhưng có những lúc làm chúng thật khó khăn,” anh nói. “Lập gia đình, có con, mọi việc đều rắc rối hơn hẳn.”
Vì đã có lúc tự vấn lương tâm mình nên Hammerbacher không ghen tỵ với những nhà công nghệ tài năng như Patil vì đã theo đuổi những mảnh đất phù hoa như chia sẽ ảnh qua mạng. Hai người là bạn và họ đang cùng nhau bàn về dữ liệu và những thách thức khi muốn khai thác số dữ liệu khổng lồ hiện nay.
Tại Facebook, Hammerbacher nói, “có những người thực sự tin tưởng vào sứ mệnh của họ, tức kết nối tất cả mọi người. Tôi không cho rằng họ nghĩ thế là sai. Nhưng tôi không có chung niềm tin ấy.”
Sau khi rời Facebook năm 2008, Hammerbacher tìm hiểu tình hình kinh doanh và khoa học khi ấy và phát hiện ra tổ chức nào cũng đang gặp cùng một khó khăn giống như các website bán hàng tiêu dùng. Họ đang có lượng thông tin quá lớn, từ các chuỗi AND, dữ liệu địa chấn cho các công ty năng lượng, thông tin doanh số, và không biết nên xử lý chúng thế nào.
Hammerbacher và các đồng sáng lập của mình tại Cloudera cho rằng họ có thể dùng công cụ phân tích của các công ty web cho một mục đích mới, đó là đưa giới nghiên cứu và doanh nhân tiến vào kỷ nguyên số.
Về cơ bản Cloudera đang cố xây dựng một loại hệ điều hành để xử lý lượng thông tin khổng lồ. Trong khi Windows xử lý các chức năng cơ bản của một PC và các phần mềm trong đó, công nghệ của Cloudera giúp các công ty chẻ nhỏ dữ liệu và chia sẻ nó trên nhiều máy tính có giá tương đối rẻ. Nhưng thay vì hỏi xem nhóm bạn của mình “like” gì trên Facebook nhiều nhất, khách hàng lại hỏi những câu như “Các bệnh nhân ung thư có chung gene gì?”
Eric Schadt, Giám đốc khoa học của Pacific Biosciences, nói việc phát hiện các loại thuốc mới và việc chữa trị bệnh ung thư phụ thuộc vào các công cụ phân tích này.
Các công ty sử dụng công cụ của Pacific Bio để xử lý hàng núi dữ liệu mỗi ngày. Mục tiêu của họ là xây dựng lại bản đồ những phản ứng phức tạp giữa các gene, các cơ quan và các hệ thống khác trong cơ thể, giải đáp câu hỏi vì sao những sự tương tác ấy lại gây ra một căn bệnh cụ thể và nên chữa trị căn bệnh ấy như thế nào.
Các nhà khoa học gặp nhiều khó khăn khi xây dựng các công cụ phân tích đảm nhiệm được chức năng này và họ tìm sự trợ giúp từ thung lũng Silicon. “Bước đột phá mới trong ngành dược sẽ không đến từ một nhà sinh học như trước kia nữa,” Schadt nói. “Nó sẽ đến từ những người biết cách xử lý hàng núi dữ liệu như Jeff.”
Dù cho Cloudera không tìm ra được cách chữa ung thư, không khiến thung lũng Silicon bỏ nỗi ám ảnh về quảng cáo và không thuyết phục tài năng của cả một thế hệ mạo hiểm trong ngành phần mềm thì ngành công nghệ vẫn còn lửa nhiệt tình của những năm xưa, Price nói.
“Bạn có thể lấy Zynga và Farmville ra làm đủ trò đùa nhưng chúng đang tạo ra hàng tỷ đôla,” CEO của Flite nói. “Điều tuyệt vời nhất ở cái thung lũng này là mọi người tới đây làm việc trong môi trường cực kỳ căng thẳng, cực kỳ áp lực, tìm hiểu xem muốn lập nghiệp phải làm thế nào rồi dấn thân vào hiểm nguy.”
Hàng loạt nhân viên đã rời Google và Facebook để khởi nghiệp của riêng mình, tập tành làm đủ thứ từ hệ thống quảng cáo tới robot và xuất bản. “Đó gần như là một động cơ vĩnh cửu,” Price nói.
Bốn chữ “động cơ vĩnh cửu” nghe thật hấp dẫn trừ việc nó không tồn tại. Đến nay, các “want” đã không thể nâng toàn ngành lên một tầm cao mới.
“Rõ ràng ngành công nghiệp xây dựng quanh quảng cáo trực tuyến và các dịch vụ khác không tạo ra mấy việc làm,” Christophe Lecuyer, nhà lịch sử từng viết nhiều cuốn sách về lịch sử kinh tế của thung lũng Silicon, nói. “Tổn thất về bí quyết thiết kế và chế tạo thực sự đáng lo ngại.”
Quay trở lại 25 năm trước ở buổi bình minh của bong bóng công nghệ. Năm 1986, Microsoft, Oracle và Sun Microsystems phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Compaq chỉ mất có 4 năm kể từ ngày thành lập để lọt vào danh sách Fortune 500, một thời gian ngắn kỷ lục.
Mỗi công ty trên đều có lúc thăng lúc giáng nhưng chúng đều đã giúp tạo ra những công nghệ tạo đà cho các công nghệ khác.
Còn bây giờ? Groupon, có thể là công ty tăng trưởng nhanh nhất mọi thời đại nhờ email tới tất cả mọi người. Doanh thu của công ty này năm nay có thể đạt 4 tỷ đôla so với 750 triệu đôla năm ngoái. Giá trị của nó đã được xác định ở mức 25 tỷ đôla. Và đột phá công nghệ của Groupon chỉ là những email bắt mắt.
Luôn có những công nghệ nền tảng và những công nghệ bóng bẩy phát sinh từ nó. Đôi khi một công ty bóng bẩy lại tiến lên trở thành công ty sở hữu những công nghệ nền tảng như trong thập kỷ qua Amazon.com đã từ một công ty thương mại điện tử trở thành một công ty cung cấp năng lực thuật toán đám mây cho các công ty khác.
Liệu mọi chuyện đã đi quá xa? “Một lúc nào đó trong vòng 20 tháng tới, thị trường vốn sẽ đóng lại, nhạc sẽ dừng và mọi chuyện sẽ lại ảm đạm như cũ,” ông Cowan từ Bridgescale Partner nói. “Nỗi lo lớn nhất ở đây là những công ty đó không đa dạng hóa kinh doanh nên khi chu kỳ kinh doanh đổi chiều, chúng sẽ chẳng biết dựa vào cái gì cả.”

Trả lời