Tự học không có nghĩa là học lung tung, học một mình mà không được “quyền trợ giúp”. Giáo viên nên tư vấn cho sinh viên (SV) về cách tự học, như giới thiệu nguồn tài liệu, cách đọc tài liệu, cách ghi chú những vấn đề cốt lõi…”.
Chia làm hai giai đoạn
Trao đổi về quá trình tự học của SV trong suốt 4 năm đại học, thạc sĩ Mãi phân tích: Ở năm thứ nhất đại học, chương trình tập trung chủ yếu vào mảng kiến thức cơ bản nên SV không cần thu thập nhiều tài liệu, chỉ nên “nhớ, hiểu” những gì thầy cô giảng trên lớp và làm nhiều dạng bài tập khác nhau. Để sau mỗi chương, mỗi bài học, các em có thể rút ra được những kiến thức cơ bản nhất, trọng tâm nhất, trước khi qua chương mới, bài mới.
Kế đến, năm 2, 3, 4 là giai đoạn chuyên ngành, đi sâu vào các lĩnh vực chuyên môn. Lúc này, đòi hỏi SV phải tự tìm tòi, nghiên cứu, trang bị các kiến thức chuyên sâu. Đồng thời, các em cũng nên tập thói quen suy nghĩ để “toát” ra được cái mới, cái hay, ít nhất là tập tư duy logic trong cách tiếp cận vấn đề đang học, đang nghiên cứu. Đó chính là sự khác biệt, mà cơ sở của nó chính là việc làm quen cách học, cách đặt vấn đề một cách nghiêm túc từ năm nhất.
“Tự học đòi hỏi ở người học một đức tính kiên trì, nhẫn nại, không lùi bước trước những khó khăn trong quá trình tích lũy kiến thức”.
Thạc sĩ Phan Đình Mãi, giảng viên Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) Đồng tình với việc SV nên tự học từ năm đầu khi mới “chân ướt chân ráo” vào đại học, PGS-TS Trần Thị Ngọc Lang, giảng viên Trường ĐH Khoa học Xã hội – Nhân văn, và ĐH Sư phạm TP.HCM, bổ sung: “Nhờ sự chuẩn bị những kiến thức nền tảng từ năm nhất, SV sẽ bớt lúng túng khi vào chuyên ngành và tiếp đến là định hướng đề tài, làm luận văn tốt nghiệp đạt hiệu quả cao hơn”.
Vừa học thầy vừa học bạn
Để việc tự học thực sự đạt hiệu quả, SV nên học theo đôi bạn hoặc theo nhóm bạn, tham khảo ý kiến của thầy cô giáo đối với những vấn đề “bí”. Đồng thời, SV cũng nên tận dụng kho tàng kiến thức rộng lớn trên internet, nội dung trao đổi trên các diễn đàn chuyên môn liên quan… để biến quá trình tự học thành quá trình tự tích lũy kiến thức có trọng tâm, có nội dung thiết thực.
Đa số SV đều cho rằng học với bạn bè đạt hiệu quả cao hơn so với học một mình ở nhà, đặc biệt là ở nhà trọ với không gian chật chội, ồn ào. Trần Mỹ Phương, SV năm thứ nhất, khoa Dược, Trường ĐH Y Dược TP.HCM chia sẻ: “Vì mới chuyển từ trung học lên đại học nên tụi em rất bỡ ngỡ về phương pháp học tại bậc đại học. Có những bài học ở lớp không hiểu, tụi em chia tổ học chung, giúp nhau khi mùa thi đến”.
Dãy hành lang C của Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM là nơi tự học lý tưởng của nhiều SV – Ảnh: C.T Ngoài ra, nhiều SV đã chọn cách tham gia các hoạt động ngoại khóa để nâng cao chuyên môn và rèn luyện các kỹ năng. Nhờ thực tập diễn án ở một số tỉnh trong chiến dịch Mùa hè xanh của trường, mà Lương Thị Thảo, SV ĐH Luật đã tự tin hơn khi nói chuyện trước đám đông và nắm vững kiến thức pháp luật.
Tuy nhiên, “sau khi tự tìm kiếm các kiến thức trên mạng và trong thư viện, SV nên tóm tắt những tư liệu đã sử dụng và lưu trữ cẩn thận cho những năm học kế tiếp, vì nó có sự bổ sung và kết nối các kiến thức với nhau từ cơ bản đến nâng cao. Ngoài ra, đó còn là nguồn tư liệu quý giá cho các công trình nghiên cứu ở bậc cao học”,
Theo baomoi
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.