I.Chiến thuật làm bài
Bước 1: Chọn môn mũi nhọn
Để dễ dàng mình lấy ví dụ đối với các bạn thi khối A cho dễ nhé . Khối A gồm có 1 môn Toán thi tự luận và 2 môn thi trắc nghiệm là Lý và Hóa. Đầu tiên thì trong 3 môn này bạn nên chọn ra một môn mũi nhọn để ôn tập thật kỹ và lấy điểm cao, theo mình thì nên lấy Lý hoặc là Hóa, bởi vì những môn thi trắc nghiệm sẽ dễ luyện tập hơn, đối với môn Toán thi tự luận sẽ có rất nhiều dạng bài khác nhau phải luyện tập sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức. Ở đây ví dụ mình chọn môn Hóa nhé
Bước 2: Chuẩn bị :
Đầu tiên là vì trong thời kỳ nước rút thế nên mình khuyên bạn không nên đi học thêm quá nhiều, lúc này bạn cần thời gian để tiêu hóa kiến thức chứ không phải là nhồi nhét thêm, việc học thêm liên tục sẽ làm cho bạn chẳng nhớ được gì cả. Hơn nữa khá nhiều giáo viên cũng như người dạy hiện nay luôn dạy với tư tưởng “ luyện thi trắc nghiệm trên cơ sở nắm vững bài tập tự luận” đấy là một quan điểm rất sai lầm. Kinh nghiệm cho thấy rằng việc chen chúc tới những lò luyện thi đông người là không hề hiệu quả .Chính vì thế việc đầu tiên trong bước chuẩn bị của mình là bạn phải giảm tải thời gian học thêm để có thời gian tự học.
Sau khi đã chọn ra môn mũi nhọn là môn Hóa rồi, bạn hãy đi tìm mua những quyển sách giải chi tiết những đề thi đại học của những năm trước, nhớ là phải giải chi tiết chứ đừng kiểu câu 1 đáp án A, câu 2 đáp án B,… mà phải giải chi tiết và đề thi là để thi của các năm trước, đề thi của Bộ Giáo Dục nhé .
Bạn hãy chuẩn bị một đống café để có thể thức đêm cho tỉnh táo, ngoài ra chuẩn bị cả một đống mỳ tôm và sữa vì có thêm đêm bạn sẽ đói đấy^^
Bước 3 : Tiến hành
Bạn sẽ dành một nửa thời gian để ôn thi môn mũi nhọn của bạn là môn Hóa trước nhé, hãy nhớ là bạn phải thật tập trung, không được sao nhãng trong lúc ôn bài . Chúng ta sẽ tiến hành như thế này
– Bạn hãy lấy một đề thi Hóa của năm trước ( bất kỳ nhé ) giải thử trong vòng đúng 90 phút ( bạn phải tự hẹn giờ) , hết giờ thì dừng bút rồi xem đáp án để coi mình được bao nhiêu điểm .Sau đó các bạn ngồi đọc kỹ phần giải chi tiết của đề, phải ngồi đọc cho tới khi nào hiểu hết thì thôi nhé
– Sau đó bạn làm lại đề đó một lần nữa ( lần này làm mã đề khác để tránh việc nhớ đáp án ) .Bạn nhớ là phải tự làm, đừng theo kiểu nhớ đáp án như vậy sẽ không tốt đâu, vì mình đang ôn thi mà. Làm vẫn đúng trong 90 phút sau đó cũng xem lại xem mình sai bao nhiêu câu. Bạn phải làm đi làm lại cái đề đó cho tới khi nào bạn được trên 9 điểm thì hẵng thôi
Bạn cũng đừng cố gắng học quá sức, hôm đầu tiên nên dừng lại ở việc giải đi giải lại 3 tới 4 lần cái đề đó cho thật nhớ, nên có một quyển sổ để ghi lại những cái cần thiết ví dụ như cách giải hay, những ý chính,…
Bước vào buổi học hôm sau, bạn lại lấy đề đó ra giải lại lần nữa ( vì chắc chắn sau 1 ngày bạn sẽ quên ) coi như ôn lại, sau đó tiếp tục lấy đề của năm tiếp theo ra làm và cũng tiến hành tương tự
Bạn nên nhớ một điều là, bạn không cần thiết phải đi tới các lò luyện thi làm các đề do các Thầy giáo uy tín tự ra hoặc là đi thi thử thật nhiều, bởi vì như vậy bạn sẽ chẳng ghi nhớ được gì trong đầu cả. Hơn nữa đề thi Đại Học không quá khó, chỉ có điều là do áp lực của gia đình và thầy cô giáo làm bạn tâm lý quá nặng nè mà thôi. Chính vì vậy việc bạn làm đi làm lại những đề của Bộ Giáo Dục ra mấy năm trước là cực kỳ hiệu quả, nó sẽ giúp bạn nhớ nhanh nhất những dạng bài cần thiết
Bạn sẽ tiếp tục ôn môn Hóa cho tới hết một nửa thời gian mà các bạn có, sau đó các bạn sẽ đổi sang ôn môn Lý với chiến thuật tương tự. Tuy nhiên thời gian lúc này sẽ không còn nhiều nên sẽ có một số đổi khác như sau :
– Bạn xem lại chương trình dạy học môn lý và cũng như cái thang ra đề của Bộ Giáo Dục ( ví dụ như chương nào bao nhiêu câu,…. ) bạn chọn ra một vài chương trọng điểm, những chương, phần nào mà bạn cảm thấy bạn học được nhất nhưng mà tổng số chương bạn chọn phải chiếm 60% nội dung thi nhé
– Chiến thuật ôn tập cũng y như môn Hóa, làm đi làm lại các đề của Bộ Giáo Dục tuy nhiên bạn chỉ làm những phần, những chương mà các bạn chọn thôi
– Khác với việc ôn thi môn đầu tiên là môn Hóa, trong thời gian ôn thi môn Lý thì các bạn thỉnh thoảng vẫn phải quay lại ôn lại Hóa nhé, không sẽ quên đó
Lưu ý đối với 2 môn Lý và Hóa thì các bạn nên cố gắng giải xong trong vòng 75/90 phút nhé^^
Còn đối với bộ môn Toán thì chiến thuật gần như môn Lý, sau khi ôn Hóa và Lý thì thời gian cuối cùng bạn sẽ dành để ôn thi môn Toán. Bạn xem qua cấu trúc đề thi và chọn ra những phần nào mà bạn có khả năng làm được để ôn qua các dạng đó. Nên nhớ là phải có chiến thuật làm bài, nghĩa là làm câu nào trước câu nào sau, cái nào khó thì xác định bỏ sau đã
Bước 4: Áp dụng mẹo cuối cùng trước khi nộp bài đối với môn trắc nghiệm :
Có một quy tắc như thế này, đối với các môn thi trắc nghiệm thì cấu trúc đáp án luôn là 25% đáp án A, 25% đáp án B, 25% đáp án C, 25% đáp án D. Có nghĩa là phần trăm đáp án như nhau
– Đối với các môn : Lý, Hóa, Sinh thì đề sẽ có 60 câu như vậy có nghĩa là sẽ có 15 câu đáp án A, 15 câu đáp án B, 15 câu đáp án C và 15 câu đáp án D. Tuy nhiên, mặc dù đề có 60 câu nhưng chúng ta chỉ có thể đánh tới câu thứ 50 .
– Đối với môn tiếng anh : đề thi có 80 câu thì sẽ đủ luôn là 20 câu đáp án A, 20 câu đáp án B, 20 câu đáp án C và 20 câu đáp án D.
Chính vì thế nên các bạn hãy cố gắng là:
– Cố gắng làm xong và thừa ra khoảng 10 tới 15 phút
– Dựa vào phần các bạn đã ôn tập, các bạn phải có một số lượng câu mà các bạn làm chắc chắn là đúng
– Đếm số đáp án chắc chắn đúng để xem số đáp án A, B, C, D có ít nhất. Giả sử bạn làm đề thi môn lý, bạn chắc chắn đúng khoảng 25 câu. Và khi đếm đáp án của 25 câu này bạn thấy đáp án A là ít nhất. Như vậy khi bạn đánh bừa thì bạn nên đánh tất cả những câu còn lại đáp án A.
Đây là một mẹo rất hay đó, mọi người nên cố gắng tận dụng
Đó là một phương pháp tự học của rất nhiều các thí sinh những năm trước đã sử dụng thành công, chính vì thế nếu đang trong giai đoạn nước rút thì các bạn nên thử phương pháp này nhé .
Theo giasungoaithuong
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.