Áp chế tài chính doanh nghiệp

37
Áp chế tài chính để kiểm soát lãi suất, tiết kiệm và đầu tư, đặc biệt dưới hình thức áp trần lãi suất đã và đang được nhiều quốc gia sử dụng. Trong bối cảnh đầu năm 2011, chủ trương thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát là phù hợp.
Áp chế tài chính để kiểm soát lãi suất, tiết kiệm và đầu tư, đặc biệt dưới hình thức áp trần lãi suất đã và đang được nhiều quốc gia sử dụng. Trong bối cảnh đầu năm 2011, chủ trương thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát là phù hợp.
Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách áp trần lãi suất trong suốt năm 2011 đã gây ra hiệu ứng “áp chế tài chính” với những hệ lụy tiêu cực đối với nền kinh tế, hạn chế đáng kể nguồn tiết kiệm, đầu tư và khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp (DN).
37
 
Chi phí đối với người gửi tiền thông qua “thuế áp chế” là rất đáng kể. Hưởng lợi chính là một nhóm các ngân hàng và Chính phủ thông qua việc thu thuế áp chế.
Với mục đích hạn chế tăng trưởng tín dụng, xử lý tình trạng các ngân hàng đua tranh tăng lãi suất huy động, từ tháng 3/2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra một loạt qui định về trần lãi suất huy động bằng VND kỳ hạn từ 1 tháng trở lên, trong đó Thông tư 02/2011 là 14% và gần đây là Thông tư 19/2012 với 9% dưới 12 tháng.
Như vậy, bằng việc áp trần lãi suất trong điều kiện lạm phát còn ở mức cao, NHNN đã đưa lãi suất thực về mức âm trong một thời gian dài. Ngay trong thời gian đó, do 2 thị trường chứng khoán, bất động sản trầm lắng và giảm sụt sâu, các thị trường vàng và đô la bị quản lý chặt chẽ, người dân không còn cơ hội tiết kiệm nào ngoài việc gửi tiền vào hệ thống ngân hàng.
Sự lựa chọn bất đắc dĩ này làm cho người gửi tiền phải chịu khoản “thuế lạm phát” và “thuế áp chế” khá cao trong một thời gian dài. Mặt khác, việc áp trần lãi suất cho tất cả các ngân hàng còn làm cho người gửi tiền không có cơ hội chọn nơi gửi tiền mới. Hậu quả là mức huy động giảm sút so với thời kỳ trước đó, dù vẫn gia tăng cho đến những tháng đầu năm 2012.
Trong tình hình lạm phát chưa được kiềm chế và vẫn ở mức cao, việc áp trần lãi suất dẫn đến việc thực thi chính sách “lãi suất thực” âm trong hơn một năm của thời kỳ áp chế.
Chỉ bắt đầu từ tháng 4/2012 lãi suất tiền gửi mới trở nên dương do lạm phát có phần giảm bớt, dù áp trần lãi suất vẫn được áp dụng. Như vậy, ước tính khoảng trên 100 ngàn tỷ đồng “thuế áp chế” được “huy động” trong thời kỳ một năm lãi suất thực âm do áp trần lãi suất đã làm cho người gửi tiền bị thiệt thòi.
Áp chế tài chính đã làm cho khả năng huy động các nguồn lực cho đầu tư bị hạn chế, DN khó tiếp cận vốn, ảnh hưởng đến khả năng duy trì, mở rộng sản xuất. Trong thời kỳ áp chế từ tháng 3/2011 đến nay, dù cả 3 chỉ số tổng phương tiện thanh toán, huy động và cho vay đều tăng, tỷ lệ giữa tín dụng và tổng phương tiện thanh toán tăng lên đáng kể.
Nhưng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng không cao, nhiều khi còn thấp hơn lãi suất trần huy động. Ngoài ra, trong gần như suốt thời kỳ áp chế, NHNN chủ yếu là hút tiền vào hơn là bơm tiền qua kênh thị trường mở.
Điều đó gợi ý, việc tăng cung tiền có thể được thực hiện qua các kênh khác (tái cấp vốn cho các ngân hàng, trung hòa hóa nguồn vốn nước ngoài đổ vào theo các kênh khác nhau), nên cần có những thông tin cụ thể về các cách thức cung tiền này để có thể có những phân tích chính xác, khách quan về tác động của chính sách tiền tệ nói chung trong thời kỳ “áp chế”.
Những quy định về trần lãi suất cũng cho thấy sự khác biệt trong động thái của cả 3 chỉ số trên trong thời gian trước và sau thời kỳ “áp chế tài chính”. Cả 3 chỉ số này đều có mức tăng trưởng cao hơn rất nhiều trong thời gian trước khi các quy định trần lãi suất được áp dụng.
Riêng một số tháng trong thời điểm “giáp ranh”, trước khi áp dụng hạn chế tăng trưởng tín dụng và áp trần lãi suất (từ tháng 10/2011) cả mức cho vay và huy động đều tăng vọt. Điều này có thể lý giải, các ngân hàng thương mại do đoán trước được khả năng hạn chế mức tăng trưởng tín dụng nên đã tranh thủ tăng mức tín dụng năm 2011 để có được mức tín dụng phân bổ theo chỉ tiêu cao hơn trong năm 2012.
Mức cho vay sang đầu năm 2012 bị giảm tốc, thậm chí sụt giảm thực sự do tình trạng thiếu thanh khoản trong hệ thống. Tình trạng này diễn ra trong suốt thời ký áp chế và trong những tháng gần đây, dù trần lãi suất đã được gở bỏ, nhưng các chỉ số trên vẫn chưa thực sự phục hồi.
Một điều nữa, dù áp trần lãi suất có thể giảm bớt sức ép buôn bán ngoại tệ nhằm trục lợi từ chênh lệch lãi suất, nhưng hiện tượng này có thể vẫn tiếp tục do chênh lệch lãi suất giữa VND và USD còn cao cùng với sự đảm bảo về sự ổn định tỷ giá VND/USD từ các nguồn chính thức.
Những khó khăn trong việc tiếp cận vốn của DN bất chấp sự gia tăng cung tiền cho thấy, cần có những thông tin cụ thể hơn về cơ cấu tín dụng của các ngân hàng và DN.
Bản thân DN có thể được lợi một phần từ chính sách “áp chế” do hưởng lãi suất thực thấp nhưng cũng chịu thiệt do thuế áp chế với tư cách là người gửi tiển và tác động tiêu cực của môi trường kinh doanh nói chung do các biện pháp áp chế gây ra.
Áp chế tài chính về lâu dài có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng bền vững của nền kinh tế trong tương lai. Kinh nghiệm thực hiện biện pháp áp chế tài chính trong năm qua rất cần được xem xét, đánh giá để rút ra những bài học xây dựng chính sách trong thời gian tới.
 
Theo doanh nhân

Trả lời