Các sếp này truyền cảm hứng, tạo động lực và khiến nhân viên cảm thấy tốt hơn về bản thân mình. Dưới đây là những khác biệt mà họ đã tạo ra.
Khi đề cập đến “các vị lãnh đạo”, tôi không nói đến những người làm tăng giá cổ phiếu lên gấp đôi trong sáu tháng hoặc là là những cô gái ép buộc các quan chức địa phương phê chuẩn việc giảm thuế và tăng tiền thưởng.
Đây là những ví dụ về các nhà lãnh đạo, nhưng những nhà lãnh đạo kiểu này chỉ mang tính tình huống và không tồn tại lâu.
Tôi đang đề cập tới những người tạo cảm hứng, động lực và làm những người khác cảm thấy tốt hơn về bản thân mình chứ không phải là những người nghĩ họ có quyền cảm thấy họ là người được mọi người tuân theo vì họ buộc phải làm như vậy chứ không phải họ muốn.
Họ có sở trường làm cho mọi người cảm thấy như thể họ không thực sự đi theo: Dù họ ở bất cứ đâu, mọi người cũng theo tới đó.
Dưới đây là cách làm của những nhà lãnh đạo lớn:
1. Họ thầm lặng nhặt rác.
Tôi đã thực hiện vô số chuyến thăm các nhà máy cũng với các ông chủ và CEO. Công việc sản xuất rất hốn độn, ngay cả ở những nhà máy sạch sẽ nhất chúng ta cũng phải thường xuyên phải rảo bước trên sàn nhà đầy rác. Giả sử có một mẩu giấy trên sàn, thì sẽ có hai kiểu người sau:
Kiểu người thứ nhất sẽ ngừng ngay câu chuyện, nhìn chăm chăm vào mẩu giấy, chộp lấy nó, vò nát và vứt vào thùng rác rồi đóng sầm nắp lại. Ông ấy coi rác là một cách để đưa ra ý kiến.
Kiểu thứ hai là người nhặt mẩu giấy lên, lặng lẽ gấp nó lại đút nó vào túi và tiếp tục nói chuyện.
Ông ấy không nghĩ gì về rác cả- ông ấy chỉ nhặt nó lên.
Trong cả hai trường hợp, các nhân viên đều nhận thấy những việc mà ông làm. Khi bạn là sếp, mọi người đều dõi theo những việc bạn làm. Sự khác biệt nằm ở cách bạn làm- những thứ sẽ phản ánh về con người bạn.
Các nhà lãnh đạo lớn làm những việc mà họ đang làm đơn giản bởi vì chúng quan trọng với họ. Họ quan tâm tới kết quả chứ không phải là sự thể hiện.
Sự thể hiện chỉ tồn tại trong vài phút. Kết quả thì tồn tại suốt đời.
2. Họ không đòi hỏi các nhà thơ phải lập biểu bảng cho từng câu chữ.
Mỗi nhân viên đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Các nhà lãnh đạo thông minh biết rằng các nhân viên được phép mặc sức phát huy thế mạnh của họ se không cảm thấy là họ đang bị ép buộc làm việc; họ cảm thấy hạnh phúc, thỏa mãn và tự do thể hiện chính con người mình.
Các nhân viên hầu như đều bị yêu cầu làm những việc họ không thể làm tốt – ngay cả khi công việc đó gắn với cái mác là phát triển nghề nghiệp thì cảm giác không thoải mái và lúng túng là không tránh khỏi. Mọi thứ họ làm đều có cảm giác là công việc.
Và không ai thích công việc cả.
Các nhà lãnh đạo vĩ đại phát triển nhân viên của họ nhưng theo cách khiến nhân viên vẫn luôn cảm thấy họ thành công.
3. Họ quay lại để lấy những mẩu giấy nhắc việc.
Tôi đang ngồi ở phòng hội thảo chờ cuộc họp sẽ diễn ra sau năm phút nữa. Người sáng lập công ty bước vào, ngồi xuống, liếc nhìn vào chiếc cặp và nói: “Trời. Tôi quên mang giấy nhắc việc rồi”. Ông đứng dậy và bước ra phía cửa ra vào.
Ngay lập tức có năm người đứng bật dậy. Một người nói: “Tôi sẽ đi lấy chúng”, và những người còn lại đều đồng ý.
Vừa bước đi, người sáng lập vừa nói: “Cảm ơn, nhưng tôi mới là người để quên giấy nhắc việc”.
Đúng vậy, là ông chủ thì bạn là người quan trọng hơn và thời gian của bạn cũng có qía trị hơn. Vì vậy để ai đó quay trở lại lấy mấy tờ giấy nhắc việc có nghĩa là sử dụng thời gian của công ty hiệu quả hơn.
Nhưng nếu bạn muốn xây dựng một nền văn hóa trách nhiệm thì hãy quay trở lại và tự lấy các mẩu giấy nhắc việc của mình.
Trách nhiệm xuất phát từ bạn- và nó xuất phát từ những điều nhỏ nhất.
4. Họ tránh xa vị trí nổi bật.
Một doanh nhân bị các tạp chí kinh doanh danh tiếng nhất săn đón. Họ muốn tạo nên các câu chuyện. Họ muốn phác họa hồ sơ về ông ấy. Họ muốn biết bí quyết thành công của ông.
Ông luôn khiến họ thất vọng.
Ông nói: “Tôi nhàm chán lắm. Thêm nữa, tôi sẽ bị ghét nếu mọi người thấy rằng tôi chẳng có bí quyết thành công nào cả”.
Ông ấy thực sự tin (không giống như nhiều người được trả tiền để khiêm nhường) rằng thành công của ông là nhờ tuyển được những nhân viên giỏi và tạo cho họ sự thoải mái để làm những việc mà họ giỏi làm nhất.
Nhân viên của ông biết điều đó. Và họ tôn trọng ông vì điều đó.
5. Họ đi trên những quả lựu đạn.
Tin tức cập nhật trên một trang web bị lỗi vì những người lập trình không tiến hành những thử nghiệm quan trọng. Hàng ngàn khách hàng nổi giận vì không tiếp cận được dịch vụ.
Ông chủ nói: “Tôi xin lỗi. Tôi không chắc chắn là nội dung cập nhật đó đã sẵn sàng ra mắt chưa. Đó là sai lầm của tôi, tôi xin lỗi. Tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt, và tôi sẽ thông báo tới quí vị thời gian chính xác dịch vụ sẽ ra mắt trở lại”.
Khi có gì xấu xảy ra, các nhà lãnh đạo lớn sẽ không dùng từ cao sang “chúng tôi”. Họ chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Trước công chúng họ nói “Tôi”. Sau đó họ sử dụng từ “tôi” thêm một lần nữa khi nói với các nhân viên của mình: “Tôi thực sự cần sự giúp đỡ của các bạn”.
Điều đó tạo ra một “chúng tôi” với đúng ý nghĩa thật của nó.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.