Xu hướng mới giúp bán lẻ lên ngôi

b3
Dưới đây là 9 xu thế mới trong thế giới bán lẻ, và là những lựa chọn cần thiết cho doanh nghiệp để đáp ứng khách hàng.
1. Khách hàng mong muốn có nhiều thông tin hơn và các thương hiệu đang cố gắng đáp ứng nhu cầu đó
Các nhà bán lẻ đang đào đạo đội ngũ nhân viên của mình thành các chuyên gia trong lĩnh vực làm việc của họ.
Để nâng cao chất lượng, Best Buy đã tiến hành thiết kế lại hệ thống các cửa hàng trong đó ưu tiên cho nhiều khu vực dịch vụ khách hàng. Bên cạnh đó, nhân viên của Best Buy được tham gia những khóa học chuyên sâu để làm tốt hơn nữa vai trò của mình trong việc làm hài lòng các thượng đế.
b3
2. Doanh nghiệp cho phép khách hàng quyết định thay họ
Barclaycard Ring – một dịch vụ thẻ tín dụng mang “sức mạnh cộng đồng” từ Barclays là một ví dụ. Có một diễn đàn ở đó cho phép các thành viên tham gia đóng góp về tính năng, đặc điểm của loại dịch vụ này. Đồng thời các thành viên cũng nhận được những thông tin về những báo cáo tài chính hay những số liệu về tình hình hoạt động để họ có thể biết được dự án đang diễn ra như thế nào.
 
3. Sử dụng thông tin cá nhân khách hàng để làm hài lòng khách hàng
Có lẽ hơi… e ngại nhưng nếu khách hàng quyết định chia sẻ thông tin nhân với các nhà bán lẻ thì họ sẽ hài lòng hơn về chất lượng phục vụ. Doanh nghiệp sẽ sử dụng những thông tin được cung cấp để tìm ra giải pháp đem lại sự thỏa mãn cho từng đối tượng khách hàng.
Neiman Marcus là một ví dụ. Họ sử dụng ứng dụng “nhận thức vị trí” có tên là dịch vụ NM. Theo đó những thông tin thu thập được về sở thích của khách hàng sẽ được gửi tới đội ngũ nhân viên bán hàng. Và mỗi khi tới cửa hàng, khách sẽ nhận được những chỉ dẫn và gợi ý phù hợp nhất.
 
4. Người mua được phép tự định giá sản phẩm
Đó chính là một xu hướng mới của thị trường tiêu dùng khi mà mọi người luôn nỗ lực để tìm kiếm những cơ hội mua sắm tốt nhất có thể.
Ứng dụng NetPlenlish cho phép khách hàng tạo ra một danh mục các sản phẩm, sau đó tính toán những thỏa thuận tốt nhất cho toàn bộ danh mục. Và những nhà bán lẻ tham gia sẽ cạnh tranh xung quanh mức giá được yêu cầu.
 
5. Kỹ thuật số giúp khách hàng kiểm tra sản phẩm tốt hơn
Việc kiểm tra sản phẩm thường chỉ được giới hạn trong các gian hàng, nhưng với sự tiến bộ của công nghệ, giờ đây có những giải pháp đáng tin cậy để kiểm tra trực tuyến.
Nhãn hiệu kính mắt Oakley có dịch vụ cho phép khách hàng thoải mái thử kính ở những điều kiện ngoài trời khác nhau.
 
6. Sử dụng toán học để giúp khách hàng khám phá sản phẩm mới
Kênh mua sắm xã hội Glimpse tổng hợp số lượng “like” trên Facebook và những dữ liệu xã hội khác để tạo ra những catalog giúp người tiêu dùng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các sản phẩm mong muốn.
 
7. Kỹ thuật số giúp doanh nghiệp phục vụ khách hàng trên quy mô rộng lớn
Việc đáp ứng những nhu cầu tùy thích của khách hàng là nhân tốt cực kỳ quan trọng. Và ngày nay, kỹ thuật số cũng như công nghệ sản xuất đã vào cuộc để giúp các doanh nghiệp có thể phục vụ lượng khách hàng ở quy mô lớn hơn bao giờ hết.
Evolvex, một nhà bán lẻ nội thất Australia cho phép khách hàng lựa chọn và tham gia mua hàng trực tuyến. Khách hàng sử dụng một giao diện trực tuyến để tự thiết kế ra sản phẩm nội thất của mình, và sau đó Evolvex sẽ sửa lại hoặc điều chỉnh sản phẩm theo đúng yêu cầu và mong muốn của người tiêu dùng.
 
8. Mọi người sẵn sàng bán sản phẩm cho doanh nghiệp
Mulu.me là một diễn đàn thương mại xã hội cho phép người dùng nhận các khoản hoa hồng khi tham gia hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động mua bán sản phẩm. Người dùng nhận phụ trách một trang sản phẩm nào đó, tự giới thiệu sản phẩm và kiếm những khoản tiền hoa hồng từ đó.
 
9. Nhờ khách hàng trung thành chỉ dẫn người tiêu dùng thiếu thông tin
Chính các mạng xã hội sẽ tạo đà giúp xu thế này phát triển.
Diễn đàn bán hàng Needle tuyển dụng những khách hàng có hiểu biết sâu về một thương hiệu cụ thể trên mạng truyền thông xã hội và từ đó người mua có thể trao đổi với họ về thông tin cần biết mà không phải mất công tìm kiếm từ nhiều nguồn khác. Các “cố vấn” này sẽ nhận được tiền hoặc phiếu thưởng để mua hàng.

Trả lời