Ăn gì uống gì để chống loãng xương

mgd226
Loãng xương là một loại bệnh về rối loạn chuyển hoá xương một cách âm thầm mà đặc điểm chính là sự giảm sút mật độ xương, kết cấu các tổ chức xương bị phá vỡ dẫn đến giòn xương, dễ gãy. Khi bị loãng xương thì cả “chất” và “lượng” của hệ thống xương đều bị suy giảm. Và loãng xương không chỉ đem lại nỗi đau khổ cho bệnh nhân mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng về gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội.
mgd226
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì dược thiện ẩm thực liệu pháp ngày càng được chú trọng. Nó không chỉ giúp người bệnh có cảm giác ngon miệng mà còn có tác dụng nâng cao sức khỏe, bồi bổ cơ thể và quan trọng hơn là tác dụng hỗ trợ điều trị loãng xương. Sau đây là một số món ăn phòng loãng xương để mọi người tham khảo và áp dụng:
 

1. Canh hạch đào nhân vừng đen: đậu Hà Lan 200g, mè đen 50g, hạch đào nhân 10g, đường vừa đủ. Trước hết, cho đậu Hà Lan vào nước sôi ngâm khoảng nửa giờ cho róc vỏ, sau đó đun cho nhừ đậu Hà Lan. Rồi rang hạt vừng tán bột mịn. Cuối cùng, cho đậu Hà Lan đã nghiền mịn đun sôi với đường trắng thêm bột vừng đã tán mịn, khuấy đều, thêm hạt hạch hạnh nhân khuấy đều cho sôi là dùng được.

 
2. Bánh tôm cà tím: cà tím 2 quả, tôm đồng 60g, bột mì 1/2kg, trứng 2 quả, rượu gạo, gừng, nước tương, dầu mè, muối, đường, bột ngọt, gia vị vừa đủ. Cà tím thái chỉ ngâm nước muối khoảng 1 giờ; tôm rửa sạch, thêm rượu để ngâm tôm với gừng một lúc; sau đó vớt tôm và cà tím để ráo nước; trộn đều với bột, trứng, nước tương, đường, dầu mè, bột ngọt, gia vị. Cho dầu vào chảo đun nóng rồi chiên bánh, chiên vàng 2 mặt là có thể ăn được.
 
3. Canh xương lợn hầm hải đới, củ cải: xương sườn 250g, củ cải trắng 250g, hải đới 50g, nước, rượu gạo, gừng, muối, gia vị vừa đủ. Xương sườn rửa sạch cho vào ninh kỹ, vớt bọt, thêm gừng, một chút rượu gạo, cho củ cải và hải đới đã rửa kỹ thái tăm, đun thêm khoảng 5 – 10 phút, nêm gia vị vừa đủ, đun sôi là dùng được.
 
4. Canh xương lợn đậu tương: xương lợn 250g, 100g đậu tương. Ngâm trước đậu tương từ 6 – 8 giờ cho mềm, róc vỏ; xương lợn rửa sạch, chặt thành khúc từ 5 – 6cm, đun sôi vớt bọt, thêm 20 gam rượu gạo, một ít gừng tươi, thêm muối và gia vị vừa đủ, sau khi đun sôi, đun nhỏ lửa và nấu cho đến khi xương nhừ, cho đậu tương vào ninh cùng cho tới khi nhừ là được. Mỗi tuần có thể ăn 1 – 2 lần.
 
5. Canh tang thầm hầm xương bò: xương bò rửa sạch, thêm chút rượu, đường chưng vàng, thêm nước đun sôi vớt bỏ bọt, ninh nhừ, thêm gừng, hành lá và gia vị vừa đủ. Cuối cùng, thêm tang thầm đã rửa sạch đun sôi là dùng được.
 
6. Súp tôm đậu phụ: 50g tôm tươi, đậu phụ non 200g. Tôm làm sạch, bóc vỏ; đậu phụ non cắt thành hình vuông nhỏ, hành lá, gừng, gia vị, dầu, cho vào đảo cho ngấm, thêm chút nước, sôi kỹ là dùng được.
 
7. Súp đậu hũ tôm xương sườn: sườn lợn 300g, đậu phụ 500g, hành tây 80g, tôm 30g, tỏi một nhánh, rượu gạo, hành tây, gừng, hạt tiêu, muối, bột ngọt, gia vị vừa đủ. Rửa sạch xương sườn, đun sôi vớt bỏ bọt nổi, rồi thêm với gừng và hành lá, đun nhỏ lửa. Khi xương sườn nhừ thì thêm đậu phụ, tôm, hành tây và tỏi, đun sôi. 
 
8. Ngoài các món ăn trên, hiện có một loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng và sử dụng để phòng bệnh loãng xương và có tác dụng hữu hiệu, đó là cao xương ngựa – một dạng thực phẩm chức năng (TPCN) có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị thoái hoá xương khớp, đau nhức gân xương, loãng xương. Bởi theo tài liệu nguyên cứu: “Cao xương ngựa là TPCN chứa nhiều muối, canxi, có tỷ lệ canxi/phospho (Ca/P) có lợi cho việc hấp thu canxi và nguồn bổ sung chất vôi cho cơ thể, thuận cho sự phát triển của xương… Vì vậy, cao xương ngựa rất tốt cho những người đau nhức gân, xương, phòng chống loãng xương, thoái hóa xương khớp cho người lớn tuổi”.
 
Ngoài ra, cao ngựa còn có các tác dụng: Bổ sung đạm, các acid amin thiết yếu; Bổ sung canxi, phospho và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể; Tăng cường dinh dưỡng, sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật; Giúp nâng cao thể trạng, phục hồi sức khỏe nhanh cho người suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, người ốm yếu, trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ sau khi sinh; Hỗ trợ điều trị người thiếu máu, huyết áp thấp, bị viêm dạ dày – tá tràng mạn tính, điều hòa các hoạt động sinh lý; Bổ dưỡng sức khỏe cho người lao động nặng, vận động viên thể thao; phụ nữ có thai, cho con bú; Hỗ trợ phát triển chiều cao cho trẻ em ở độ tuổi đang lớn; giảm lượng mỡ máu (dạng triglyceride); Giảm cân ở người béo phì do bị đái tháo đường týp 2.
 
Và mới đây, ông Lê Hải Châu (Chủ tịch HĐQT công ty Chu Việt – một đơn vị chuyên sản xuất và chế biến cao xương ngựa và các sản phẩm từ ngựa), cùng các chuyên gia và cộng sự đã nghiên cứu và tìm thêm một thành phần không kém phần quan trọng trong cao ngựa đó là tinh chất collagen – một yếu tố cần thiết trong quá trình tạo ra các axit amin cho sức khỏe của làn da, mái tóc, móng tay, khớp xương và các mô khác…
 
Theo – Sức khỏe & Đời sống

Trả lời