Thuận tay dắt luôn bò trong kinh doanh

thuan-tay-dat-bo
Kế sách “Thuận tay dắt bò” là kế sách cuối cùng trong nhóm kế sách ” Khởi sự kinh doanh”
Trong kinh doanh cơ hội luôn ở quanh ta. Đừng bao giờ quá mải mê cắm cúi vào một mục đích duy nhất mà bỏ qua các cơ hội khác đang ở trong tay.
Người làm kinh doanh không phải lúc nào cũng chỉ chăm chắm vào một mục đích duy nhất mà phải biết phóng tầm nhìn ra xa, biết chớp các thời cơ đến với mình
thuan-tay-dat-bo
 
1.Ông vua măng ngọt Tạ Tiến
Gia đình ông Tạ Tiến, người thôn Thống Nhất, xã Song Phượng, Đan Phượng, Hà Tây trước đây chỉ làm nghề nông thuần túy nên vô cùng khó khăn. Khi Đảng và Nhà nước có chủ trương về dồn điền, đổi thửa, nắm bắt thời cơ này và được chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi, năm 1996 gia đình ông Tiến đã mạnh dạn nhận thầu những mẫu ruộng đầu tiên để thực hiện mô hình kinh tế gia đình với mong ước thoát được cái nghèo.
 
Hà Tây là một trong những điểm sáng về thâm canh chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng đa dạng. Ông Tiến đã chọn nấm rơm để bắt đầu sự nghiệp làm giàu cho gia đình mình. Nấm lúc đó đã được coi là loại thực sạch rất được ưa chuộng, sử dụng nhiều. Từ 900.000đ tiền vốn đầu tư, ông Tiến thu nhập được khoảng 30 triệu đồng mỗi năm chỉ nhờ nấm.
 
Nhưng không dừng ở đó, nhận thấy bã rơm dùng trồng, cấy nấm rất nhiều, lại đã qua các quá trình ngâm ủ xử lý nên có độ mùn cao, làm đất tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng, bỏ đi rất phí, ông Tiến đã mày mò trồng thử giống măng ngọt Điền Trúc. Kết quả thu được thật không thể ngờ tới. Chỉ trong năm đầu, thu lợi từ măng đã là 15 triệu, lãi hơn cả sản phẩm ban đầu là nấm rơm. Cho đến nay, gia đình ông Tiến đã phủ kín gần 5.000 khóm măng ngọt trên diện tích 36.000m2. Nhiều công ty thực phẩm đã tìm về tận vườn của ông ký hợp đồng mua măng với số lượng hàng chục tấn mỗi năm. Ông trở thành ông vua măng ngọt vùng đất Hà Tây. Không dừng ở đó, nhận thấy vẫn có thể trồng xen canh các loại cây ăn quả, ông trồng thêm hàng trăm cây bưởi, vải, nhãn, tăng thêm rất nhiều thu nhập cho gia đình. Tổng các khoản lãi thu được của ông vua măng hiện nay khoảng 130 triệu/năm, một con số mơ ước của hàng triệu nông dân Việt Nam.
 
Như vậy, ông Tiến đã làm giàu thành công do có tư tưởng mạnh dạn, quyết đoán, chọn thời cơ làm giàu đúng vào thời điểm Đảng và Nhà nước đưa ra chính sách đổi mới, khuyến khích nông dân làm giàu. Đặc biệt, sự linh hoạt trong việc kinh doanh: trồng nấm tiện thể trồng măng rồi lại trồng thêm các loại cây ăn quả khiến cho ông nhân được nguồn thu lợi, hơn thế ông còn được vinh danh là “ông vua măng ngọt”.
 
2. Vì sao mỳ ăn liền ra đời
Hơn 30 năm trước, có một người Nhật Bản tên là Asiko sống ở thành phố Osaka. Ông là chủ một công ty nhỏ chuyên gia công thực phẩm. Hàng ngày ông phải đi tàu điện đến thành phố làm việc. Ngồi trên tàu ông thường thấy dòng người xếp hàng dài để được ăn một bát mỳ nóng hổi vừa mới nấu. Lúc đầu Asiko không để ý đến cảnh tượng bình thường đó nhưng lâu dần thành quen, ông luôn tự hỏi “Nếu mọi người thích ăn mỳ nóng như vậy , tại sao mình không thử sản xuất một loại mỳ có thể đổ nước sôi vào là ăn được ngay?”
 
Trăn trở với suy nghĩ về một loại mỳ vừa ăn ngon vừa ít tốn thời gian, ông mua một chiếc máy ép mỳ và tiến hành thử nghiệm về một loại mỳ mới. Sau không biết bao nhiêu lần thất bại ông không hề nản chí mà rút ra được vô khối kinh nghiệm cho những lần thử nghiệm sau. Trải qua 3 năm gian khổ nỗ lực, cuối cùng Asiko cũng đã thành công. Loại mỳ mà ông nghiên cứu ra có một hương vị đậm đà chỉ cần đổ nước sôi vào là có thể ăn được ngay. Nhờ có loại mỳ này, nhu cầu ăn uống con người có thể được phục vụ nhanh chóng và tiện lợi. Mỳ ăn liền nhanh chóng được mọi người biết đến. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, sản phẩm này ngày càng được nâng cao.
 
Sự tiện lợi của mì ăn liền đã gây được sự chú ý của khách hàng. Trong vòng 8 tháng kể từ ngày ra mắt đã tiêu thụ được 1.3 triệu gói mì. Asiko từ một giám đốc công ty nhỏ đã nhảy vọt lên trở thành người giàu có tầm cỡ.
Asiko đã nắm được cơ hội từ trong những hoạt động vẫn diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của con người, từ đó biến nó thành lợi thế kinh doanh của mình. Câu chuyện này cũng thể hiện một điều , con “bò” có thể xuất hiện bất ngờ nên cần có người giỏi nhận biết, có năng lực ứng phó nhanh chóng mới ngắm chuẩn mà dắt được nó đi.

Trả lời