Những vật dung cần thiết khi đi du học
Đến một đất nước xa lạ về môi trường sống, phong tục, con người, ngôn ngữ và cả phương pháp học tập cũng rất khác biệt sẽ thật sự gây nhiều bỡ ngỡ ban đầu. Hành trang của bạn cần có những gì cho khoảng thời gian đầu “chân ước chân ráo” ở đất khách quê người không có người thân bên cạnh? Gợi ý dưới đây về vật dụng bạn không nên bỏ qua trong hành trang du học của mình:
Những Vật Dụng Cá Nhân
1. Hình gia đình
Mang theo một vài tấm hình về gia đình mình với tất cả thành viên sẽ giúp bạn nguôi đi nỗi nhớ nhà những ngày đầu du học. Những tấm hình đó không chỉ có ý nghĩa như người thân luôn ở cạnh bạn mà ngay cả những lúc bạn buồn, cô đơn ở xứ lạ, nhìn vào những tấm hình gia đình mình sẽ giúp bạn có thêm nghị lực để vượt lên.
2. Quần áo – Giày dép:
– Áo lạnh: mang ít nhất 2 cái mỏng [đủ ấm lúc thời tiết +10 đến +20 độ C] – 2 cái dày [đủ ấm lúc -20 đến +10 độ C]. Bạn nên luôn phòng trường hợp áo này bị ướt có cái khác thay thế [mưa, tuyết v.v…]
– Mũ len, găng tay len/da[loại dày nếu có thể]
– Giày: ít nhất 2 đôi, 1 đôi thể thao bình thường, 1 đôi có lót nỉ/lông giữ ấm, đặc biệt là nên chống thấm [đi tuyết]. Nên có sẵn 1 đôi dép đi trong nhà.
– Áo vest: nam nữ đều cần áo vest đen, quần tây/váy đen, giày đen, cà vạt màu[nữ kô cần] dùng để đi thi.
– Áo blouse: nên có 2 cái, 1 cái dùng thường xuyên khi học phẫu tích trên tử thi. 1 cái giữ thật sạch để đi vào bệnh viện.
– Vớ: loại mỏng và loại dày.
– Quần áo mặc ở nhà cũng nên chuẩn bị loại mỏng và dày.
– Dù, [áo mưa ở Hung ít người dùng, nhưng có áo mưa thì đi xe đạp tiện hơn].
3. Một vài đôi dép kẹp
Dép kẹp sẽ là một vật dụng tiện ích cho bạn khi ra nước ngoài vì có thể sủ dụng ở nhiều nơi: đi biển, đi trong nhà, đi dạo phố, đi dã ngoại… Ở nước ngoài dép kẹp thường bán rất đắt và kiểu dáng thường không vừa chân của bạn. Nên mang theo ít nhất 3 đôi để dùng lâu dài vì dép kẹp ít khi nào lỗi mốt.
4. Thuốc men
Những ngày đầu mới đến do thay đổi môi trường và thời tiết, sức khỏe của bạn sẽ không ổn và rất dễ nhiễm bệnh. Không có người thân bên cạnh, bạn bè chưa quen, đường sá lạ lẫm. Bạn sẽ phải làm gì khi bị bệnh? Mang theo một số loại thuốc cần thiết như đau bụng, giảm đau, vitamin, thuổc cảm, thuốc đau bao tử…
5. Máy ghi âm kỹ thuật số
Nhớ mang theo một chiếc máy ghi âm để ghi lại lời giáo viên giảng trong thời gian đầu khi chưa quen với ngôn ngữ và có thể lưu lại các bài giảng để nghe kỹ hơn. Một chiếc máy ghi âm cũng có thể giúp bạn rèn luyện ngôn ngữ hoặc giải trí với việc làm “voice dairy” để gửi cho người thân, bạn bè. Cũng rất thú vị đấy!
6. Ảnh passport
Mang theo ảnh passport từ Việt Nam sang để làm giấy tờ hồ sơ nhập học. Vì nếu qua đến nơi mới chụp, bạn sẽ không có nhiều thời gian cũng như giá rất đắt (gấp gần 10 lần ở Việt Nam) và với gương mặt vừa trải qua một chuyến hành trình dài và vật lộn với đống đồ đạc, vất vả tìm nhà cửa… thì liệu gương mặt của bạn có còn tươi tắn trong những tấm hình cho dù là hình passport?
7. Nhu yếu phẩm: những thứ này siêu thị ở đây bán đầy, bạn chỉ cần đem 1 ít đủ xài trong thời gian đầu thôi.
– Kem đánh răng, bàn chảy đánh răng, dao cạo râu, dầu gội đầu, xà phòng, đồ dùng của chị em phụ nữ v.v…
Những vật dụng liên quan đến việc học:
– Trước hết các bạn nên vào trang web của trường (đa số các trường cao đẳng và đại học của Mỹ đều có trang web riêng) và vào cataloge để xem chương trình học của mình. Sau đó các bạn đến những nhà sách để mua những quyển từ điển liên quan đến ngành học bên cạnh từ điển Anh-Anh, Anh-Việt. Cụ thể nếu bạn học ngành Accouting nên từ điển Tóan Anh -Việt.
– Sách Understanding English Grammar hoặc TOEFL sẽ giúp các bạn có thể viết những bài luận (essay) dễ dàng hơn.
– Máy tính học toán cũng là một công cụ cần thiết cho việc học ở Mỹ của các bạn nhưng các bạn nên hỏi trước giáo sư vì một số môn học Toán không cho phép sử dụng máy tính như College Algebra.
– Một vật dụng quan trọng các bạn nên mua đó là máy ghi âm. Nó sẽ giúp các bạn có thể nghe lại bài giảng của giáo sư nhiều lần và tiếp thu tốt hơn trong những ngày đầu ở Mỹ.
– Không nên mang tập từ nhà sang vì ở Mỹ, các bạn sẽ sử dụng binder (bia sách) và giấy khổ 8×11 để các bạn dễ dàng nộp bài tập cho giáo sư.
Ngày lên đường:
– Các bạn nên có mặt trước giờ bay hai tiếng để kịp làm các thủ tục giấy tờ cần thiết.
– Khi ký gửi hành lý,chú ý hỏi rõ nhân viên hàng không về thông tin nơi bạn sẽ nhận lại hành lý vì có những chuyến bay transit (quá cảnh) không bắt buộc các bạn phải lấy hàng lý ra kiểm tra.Tuy nhiên, ở một số sân bay lớn như Los Angeles, các bạn sẽ buộc phải lấy hành lý ra cửa khẩu.
– Khi các bạn dừng máy bay tại nơi quá cảnh, việc đầu tiên các bạn nên làm là tìm cửa lên máy bay kế tiếp và lấy vé máy bay (boarding pass). Số ghế và cửa ra vào luôn được đánh dấu trên boarding pass của bạn.Nếu chẳng may các bạn không tìm được cửa lên máy bay,hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các nhân viên hải quan tại cửa khẩu. Họ sẽ yêu cầu được xem boarding pass của bạn để có sự hướng dẫn chính xác nhất cho bạn.Vì thế các bạn phải giữ cẩn thận boarding pass suốt chuyến bay.
– Khi chẳng may trễ chuyến bay,các bạn hãy bình tĩnh tìm hãng hàng không trên vé máy bay của bạn.Sau đó,hãy trình bày hoàn cảnh của mình với các nhân viên hàng không và nhờ họ sắp xếp chuyến bay khác cho bạn.
– Trên chuyến bay từ Việt Nam sang Mỹ, hãng hàng không sẽ phát cho bạn phiếu nhập cảnh I-94 và tờ khai hải quan.Các bạn nên điền vào các phiếu ngay trên máy bay để tiết kiệm được thời gian.
– Tại sân bay đầu tiên của Mỹ, các bạn cần làm những thủ tục hải quan để nhập cảnh vào Mỹ. Do đó,các bạn nên chuẩn bị sẵn passport, thư nhập học I-20 còn niêm phong, tờ khai hải quan trong hành lý xách tay để xuất trình dễ dàng.
– Sau khi hạ cánh xuống phi trường cuối cùng, các bạn nên đến chỗ Baggage Claim để lấy hành lý và liên lạc với người đón bạn qua điện thoại công cộng đặt ở sân bay.
Và hãy nhớ luôn mở rộng kết bạn với bạn bè quốc tế và người bản xứ để thu nhận thêm nhiều kiến thức về cuộc sống và văn hóa ngoài những kiến thức học thuật mà bạn được học trong trường. Kiến thức bạn học được từ cuộc sống xung quanh sẽ giúp bạn trưởng thành và hiểu biết nhiều hơn, thích nghi cuộc sống tốt hơn. Chúc bạn thật thành công nhé!
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.