Lý giải nợ xấu, nợ đẹp

tamnhin
Mới đây nhưng cũng là phương án cũ vì giải pháp xử lý nợ xấu vẫn còn nguyên giá trị vì tất cả chỉ là bàn hay là “vẽ tranh thôi”. Ông Lê Xuân Nghĩa, Nguyển PHó chủ tịch UBGSTC Quốc gia phát biểu cần thành lập công ty mua bán nợ quốc gia (AMC)và cho rằng đây là giải pháp khả dĩ nhất hiện nay để xử lý nợ xấu hay “nợ đẹp” hiện nay.
Với hàng loạt các cuộc hội thảo, họp bàn rồi cả những biện pháp chính sách hay các “đòn cân não” để tìm cách giải quyết vấn đề giải tỏa cục máu đông thông dòng tín dụng cho nền kinh tế. Nhưng sao càng bàn càng thấy “mong manh” thậm chí càng thấy “buồn” vì con số thực ảo của món nợ này chưa rõ ràng mà lúc nào cũng chỉ là ẩn số để “hù dọa” nền kinh tế mỏng và giảm sút dần theo thời gian. Nhưng không có nghĩa là ngồi yên mà chúng ta vẫn phải “bàn, tính” rồi tìm cách khơi thông.
tamnhin
Ông Lê Xuân Nghĩa cho biết ông là một thành viên trong nhóm chuyên gia đưa ra đề xuất về thành lập AMC nhằm giải quyết vấn đề nợ xấu và ông cho rằng  khi đặt ra vấn đề xử lý nợ xấu, với kinh nghiệm và thông lệ của  thế giới cũng chỉ có ba cách làm “cơ bản”. Thứ nhất là Chính phủ bơm tiền cho các ngân hàng để giải quyết nợ; thứ hai là thành lập công ty mua bán nợ và thứ ba là quốc hữu hóa những ngân hàng yếu kém.
 
Mà áp dụng một trong ba giải pháp này tại Việt Nam thì từng phương án có những “khó khăn” hay “mạo hiểm ” riêng như phương án 1 khi Chính phủ bơmtiền thì rất rủi ro vì hầu hết ngân hàng nhỏ là ngân hàng của tư nhân,nếu bơm biền họ sẽ cho vay chính các dự án của các công ty con của họ,và do đó nợ xấu không được giải quyết.Có nghĩa là lượng tiền sẽ tăng và nguy cơ lạm phát có thể lại lui tới với tốc độ nhanh.
 
Thứ hai là nếu quốc hữu hóa cũng không khả thi vì các ngân hàng lớn vẫn đang là “quốc hữu” và nợ xấu đang tập trung ở nhóm này.Vì đa số các món nợ xấu lại do chính các Doanh nghiệp Nhà nước vay với số lượng lớn.
Và thứ ba là nên  thành lập AMC (Công ty mua bán nợ xấu) có lẽ  là giải pháp khả dĩ nhất để giải quyết nhanh vấn đề nợ xấu hiện nay.
 
Nhưng Nhiều ý kiến cho rằng  nếu (AMC) được thành lập thì nguồn vốn này là của ai và là bao nhiêu trách nhiệm quyền hạn (chức năng) cơ cấu và cả yếu tố thời gian tồn tại của nó nữa cũng cần được khống chế vì cho là đây là giải pháp tình thế chứ không phải là chính sách”vĩnh cửu ” Hơn nữa xác định rõ ràng về mức vốn, quyền lợi và nghĩa vụ., trách nhiệm của (AMC)  được hoạt động theo cơ chế, chính sách hay luật nào ? Nếu không cẩn thận ta lại vẽ thêm ra một thứ “siêu công ty, hay siêu bộ ” có thể lại là thừa ?
 
Theo ông nghĩa khi đề xuất ban đầu là AMC sẽ có vốn 4 tỷ USD, trong đó ngân sách cung cấp ban đầu khoảng 20 ngàn tỷ đồng vốn, phần còn lại sẽ huy động bằng nhiều cách, chẳng hạn công ty này sẽ phát hành trái phiếu,hoặc sử dụng tín phiếu của chính các ngân hàng để huy động vốn. Như vậy vấn đề chủ thể của AMC là những ai cần được công khai minh bạch trước đã còn nếu lấy nguồn vốn nhà nước là chủ yếu thì lại không nên. Hoặc như nêu ở trên là vốn huy động từ các nguồn khác từ chính các ngân hàng  thì có phải là lại làm thêm động tác thừa không ? Sao ta không thực hiện tự tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đi hãy dẹp bỏ các ngân hàng yếu kém và thanh lọc các khoản nợ nội bộ trước đi. Sau đó tự giải quyết nợ xấu ?  
Theo ông Nghĩa  nếu được thành lập thì AMC sẽ mua nợ của các ngân hàng, nhưng với giá mua tùy vào phân loại nợ,chẳng hạn nợ nhóm 5 sẽ mua với giá bằng 10% khoản nợ gốc, nhóm 4 là 20%và nhóm 3 là 50%.
Sau đó khi mua nợ từ các ngân hàng, AMC sẽ làm việc với các doanh nghiệp đang nợ để có cách xử lý phù hợp. Tức là công ty này sẽ có chức năng “buôn nợ” và như vậy việc quy định về vấn đề quản lý ông ty này như thế nào (ai là người đứng đầu ) trách nhiệm và quyền hạn của cá nhân và tập thể công ty này là gì ? hoạt động theo luật gì ? nếu không cẩn thận lại trở thành “siêu công ty” chuyên “buôn nợ” rồi lại tập hợp “thành quyền” và dễ mắc phải vào vòng “luẩn quẩn” của cơ chế “xin cho” kiểu vốn nhà nước không quản được ?.
Vì nếu các cách thức “buôn nợ” được thực hiện bởi AMC và chủ nợ và con nợ theo những cách áp dụng sau:
Thứ nhất là cổ phần hóa khoản nợ, theo đó AMC sẽ trở thành cổ đông của chính doanh nghiệp đó dựa trên phần nợ đã mua (Vấn đề này nói nghe dễ thực ra là rất khó vì các khoản nợ của DN NN thì sao ai là đại diện cho cái gọi là “cổ phần ” vừa mới mua của AMC trong DNNN vì nếu cái DNNN này chưa thực hiện cổ phần hóa ?  
Thứ hai là kêu gọi các nhà đầu tư mới đến để bán lại một phần hoặc toàn bộ nợ (Vấn đề này cũng vậy đối với các CTCP hay DNTN thì rõ ràng còn DNNN thì ai là người hay “giám”  hay “được chọn” là nhà đầu tư mới đây ?
Thứ ba là chứng khoán hóa khoản nợ rồi bán(Cách này cũng vậy nhưng vẫn còn rủi ro trong tương lai hơn vì đã nợ xấu rồi thì cơ hội chứng khoán hóa có hiệu quả không )
 
Thứ tư là xóa nợ (Cách này có lẽ là dễ nhất) vì tất cả các DNN đều được áp dụng xóa nợ thì mừng quá chứ chỉ áp dụng theo kiểu (con đẻ, con nuôi, hay con nợ ) thì lại không công bằng và khó thực hiện.
Bàn đi tính lại ta thấy bảnchất của AMC là một cơ chế để giải quyết vấn đề nợ xấu của nền kinh tế,không phải là doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu lợi nhuận nên nó có thể thực hiện việc xóa nợ”. Nhưng như vậy thì cần gì phải chờ đến AMC mà giữa các Ngân hàng và DN cũng làm được việc đó chỉ có điều là cái khoản nợ xấu ấy có thực không và ở mức độ nào ?
 
Theo tôi thì Ý tưởng về AMC hiện đang được thảo luận rộng rãi và cần được đưa ra công luận bàn thảo công khai trước hết phải quy định rõ nguồn vốn của AMC này là ở đâu và trách nhiệm quản lý nguồn vốn đó thuộc về ai đồng thời đã là công ty kinh doanh vì (AMC thực chất là “buôn nợ” ) do vậy lãi và lỗ thuộc về ai ? dù bằng phương pháp gì cũng cần phải rõ ràng và minh bạch bằng không ta cứ để đúng theo quy luật kinh tế thị trường chi phối các ngân hàng cần phải tự phải quyết  vấn đề nợ xấu và  thực hiện tái cấu trúc hệ thống này càng nhanh càng tốt đây mới là vấn đề  “cần làm ngay”.
 
Nhìn lại ta thấy giả sử không thành lập AMC để giải quyết ngay nợ xấu, liệu nền kinh tế có suy giảm liên miên không? nhìn ra thế giới các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Trung quốc và đặc biệt là Nhật Bản đã mất 16 năm để phục hồi từ một tình huống tương tự. Nhưng chúng ta cũng phải tính đến vấn đề nguyên nhân gây ra nợ xấu này và mục tiêu của lợi ích nhóm ở đây ? Vì có thể hoàn cảnh “nợ xấu” của ta khác xa với các món “nợ xấu” của các nền kinh tế khác trên thế giới? và cũng cần phải tính đến vấn đề tình hình sức khỏe thực sự của nền kinh tế.
Hiên nay có nhiều ý kiến thông báo của các TCTD cho rằng các ngân hàng có thể dùng dự phòng rủi ro để quản lý nợ xấu, Nhưng thực chất con số nợ xấu này là bao nhiêu và các ngân hàng đã báo cáo trích nộp dự phòng rủi ro đủ chưa ta cũng không thể biết được chính xác ví như thực tế quỹ  dự phòng rủi ro hiện nay chỉ có 67 ngàn tỷ đồng, nhưng trong đó cũng chỉ có thể huy động khoảng 40 ngàn tỷ đồng để xử lý nợ xấu.
Mà hôm 127 vừa qua Ngân hàng Nhà nước vừa công bố con số nợ xấu là 202 ngàn tỷ đồng thì vấn đề “lỗ hổng” chênh lệch giữa 40 ngàn tỷ với 202 ngàn tỷ này sẽ lấy từ đâu ?
 
Kết luận : Nếu cứ bàn và bàn rồi lại thảo mà không nhìn lại từ thực tế cũng như nguyên nhân dẫn đến thực tế ấy thì sẽ không có lối thoát khả thi hay được gọi là có chút “hiệu quả” vì vậy.
Theo tôi: Trước hết việc cần làm ngay là NHNN yêu cầu các TCTD ngân hàng Công khai “nợ xấu” sau đó đánh giá phân loại từng món nợ này theo “nợ xấu” hay “nợ đẹp” từ đó mới thấy món nợ nào là cấp thiết và xử lý trên tinh thần vì sự ổn định cho cả DN, NH và nền kinh tế chứ không thể “nói đùa ” hay cứ bàn kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” được. Còn vấn đề có hay không có AMC vẫn chỉ là giải pháp cụ thể chứ không phải là định hướng chung Vì xét cho cùng quy luật bất biến “đã là nợ thì phải trả” chỉ có là hãy chon cách trả mà thôi.
Theo tamnhin

Trả lời