Độc quyền có làm nên thương hiệu?

docquyen
Các giải đấu luôn được các nhà đài giành mua bản quyền truyền hình để gây thanh thế.
Trong những năm qua việc các nhà đài liên tục cạnh tranh để giành độc quyền phát sóng giải bóng đá ngoại hạng anh (NHA) không chỉ đẩy giá mua bản quyền giải đấu này tăng cao một cách phi lý, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi xem truyền hình của người dân.
Nhằm khắc phục tình trạng trên, Bộ Thông tin & Truyền thông đã có công văn yêu cầu các nhà đài phải bắt tay hợp tác trong việc đàm phán mua bản quyền truyền hình giải đấu này…
docquyen
Cái giá của sự độc quyền
NHA là giải đấu bóng đá được nhiều người hâm mộ nhất. Đây chính là nguyên nhân mà các nhà đài tại Việt nam luôn muốn giành mua bản quyền truyền hình của giải đấu này để làm đòn bẩy, gây thanh thế, tạo thương hiệu, thu hút khán giả. Chính vì mục đích này, trong nhưng năm qua, các nhà đài đã bất chấp tất cả, phá giá để bằng mọi cách giành độc quyền phát sóng NHA tại Việt nam, xem đó là một lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh.
 
Ban đầu, VTV chỉ phải chi 1,8 triệu USD để có được bản quyền truyền hình giải đấu này trong 3 mùa giải (2004 – 2007). Tuy nhiên sau đó, khi Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC ra đời, với mục đích làm thương hiệu, VTC đã “vượt rào” mua bản quyền truyền hình trong 3 mùa (từ 2007 – 2009) của MP&Silva – một đối tác nước ngoài sở hữu bản quyền giải NHA, với giá 3 triệu USD.
 
Cách đây vài năm, đến lượt VSTV (một đài con của VTV – với thương hiệu k+) ra đời, k+ đã dùng lại chính chiêu của VTC, mua gói độc quyền ngày chủ nhật 3 mùa giải (2009 – 2012) với giá 9 triệu uSD cũng từ MP&Silva. như vậy tính cả k+, tổng số tiền các đài Việt nam chi ra để có được bản quyền truyền hình NHA 3 mùa (2009 – 2012) đã lên tới gần 20 triệu USD.
 
Cũng lợi dụng tình trạng việc các đài truyền hình Việt nam “độc quyền bằng mọi giá”, nhà cung cấp MP&Silva lại tính kế “làm giá” thêm một lần nưa, khi rao bán bản quyền truyền hình giải nHA 3 mùa sắp tới (2013 – 2016) với một mức giá “trên trời”, lên tới 30 triệu USD. Con số này được đánh giá là quá lớn ngay cả với nhưng đơn vi đang có từ 500.000 đến 1 triệu thuê bao.
 
Việc các đài truyền hình đua nhau đẩy giá để giành giật bản quyền giải NHA, xét cho cùng chỉ làm lợi cho đơn vi cung cấp bản quyền, còn phần thiệt thòi luôn thuộc về phía người tiêu dùng.
 
Bởi bù vào mức giá khủng đã bỏ ra, các nhà đài phải liên tục tăng giá dich vụ, mà rõ nhất là Đài Truyền hình Cáp Việt nam và Cáp Hà nội đã phải tăng giá đến lần thứ 3 trong vòng chưa đầy 2 năm. ngoài ra, để theo dõi được đầy đủ giải bóng đá yêu thích, khán giả còn phải liên tục thay đổi nhà cung cấp dich vụ với các loại chi phí đắt đỏ để mua đầu thu mới (từ VCTV sang VTC, rồi từ VTC sang k+…), tiền phí dich vụ hàng tháng không hề rẻ…
 
Đã có lối thoát?
Có vẻ như câu chuyện mạnh ai nấy làm độc quyền trong truyền hình đã được hạ nhiệt, khi và tuần qua, đại diện các đài truyền hình Việt nam đã 2 lần ngồi lạ với nhau để bàn bạc về chuyện bản quyền truyền hình giải nHA trong 3 mùa (2013 – 2016).
 
“Sẽ không có chuyện các nhà đài Việt nam đấu đá nhau như nhưng lần trước. Các đài đã thống nhất sẽ bắt tay hợp tác để mua được bản quyền truyền hình giải NHA với giá hợp lý. Điều quan trọng nhất là các nhà đài đã thống nhất không mua bằng mọi giá. Mức tăng 5 – 10% so với giá của 3 mùa giải (2010 – 2013) là hợp lý, nếu cao hơn chúng ta sẽ không mua”, ông lê Đình Cường Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt nam khẳng đinh.
 
Trong buổi gặp giữa các đài truyền hình Việt nam, một đối sách quan trọng cũng đã được đưa ra, theo đó, các nhà đài sẽ không đồng loạt tham gia đấu giá mà sẽ để VTV làm đại diện tham dự. nếu giá cả hợp lý và VTV mua được, đơn vi này sẽ về phân phối lại cho các đài truyền hình trong nước khác. “VTV sẽ không mua lại bản quyền truyền hình giải NHA qua đối tác MP&Silva như nhưng lần trước. không qua MP&Silva thì chúng ta sẽ giảm được một khoản chi phí đáng kể, người xem cũng bớt phải chiu mức giá trên trời”, ông Cường cho biết thêm.
 
Thế nhưng, nếu VTV đấu giá thất bại và một đơn vi nào đó (như MP&Silva) thắng thầu – tiếp tục rao bán bản quyền cho các nhà đài Việt nam với mức giá “cắt cổ”, thì điều gì sẽ xảy ra? Trước câu hỏi này, ông Vũ Quang Huy – Phó tổng giám đốc VTC cho rằng: “nhưng đơn vi kinh doanh bản quyền không phải là các đài truyền hình, dĩ nhiên không có khả năng phát sóng nhưng trận đấu mà mình có, do vậy họ buộc phải bán lại bản quyền cho các nhà đài.
 
Một khi các đài chúng ta chung sức chung lòng, cùng nhìn về một hướng thì họ không thể ép giá mình được. Còn nếu họ vẫn muốn ép giá thì các đài thậm chí phải tính đến việc không cần phát sóng giải đấu này nưa. nếu chúng ta làm cương quyết một lần như thế, chắc chắn họ sẽ phải chiu thua”
Sau bóng đá, VTV tính độc quyền… quần vợt?
 
Một nguồn tin đáng tin cậy cho biết, 2 công ty con của “anh cả” VTV vừa thỏa thuận mua độc quyền phát sóng các giải quần vợt nhà nghề trong hệ thống ATP Tour của 3 năm 2013 – 2015. Lâu nay, quần vợt quốc tế xuất hiện trên các đài truyền hình mà người hâm mộ Việt Nam xem được, đều không phải theo kiểu độc quyền. Ví dụ, các thuê bao SCTV, K+, VTC, hTVC, AVG… đều xem được cả, có thể qua kênh ESPN hoặc một số kênh khác. Dĩ nhiên, kênh nào muốn phát trực tiếp đều phải trả tiền cho Công ty IMG nắm bản quyền truyền hình ATP Tour, nhưng giá rất mềm vì không độc quyền.
 
Song, từ năm 2013 trở đi thì mọi chuyện có thể sẽ khác. Nghĩa là, tất cả nhà đài, kể cả ESPN cũng không được “xớ rớ” vào ATP Tour! Theo nguồn tin thì, cái giá để trả cho sự độc quyền phát ATP Tour trên lãnh thổ Việt Nam là 2 triệu USD trong 3 năm.
 
Theo doanh nhân 360

Trả lời