Gan là một cơ quan thiết yếu chủ chốt cho việc chuyển hóa mọi chất dinh dưỡng nên có thể có nhiều chế độ ăn uống khác nhau, tùy theo giai đoạn của bệnh mà có chế độ ăn phù hợp nhằm phục hồi phần nào chức năng gan và ngăn ngừa những tổn thương nặng hơn.
Nguyên tắc của chế độ ăn là:
– Phải giảm bớt mỡ trong chế độ ăn, chế độ ăn có nhiều mỡ phải loại trừ ngay.
– Chế độ ăn phải có nhiều glucid (đường) để gan tạo ra được nhiều glycogen. Nhiều tác giả đã chứng minh rằng chế độ ăn nhiều glucid còn làm chậm lại sự xâm nhập lipid (mỡ) vào gan.
– Cần dùng chế độ ăn nhiều chất đạm.
– Cần phải bổ sung thêm nhiều vitamin tan trong dầu như A, D, E, K và vitamin nhóm B.
Chế độ ăn cho bệnh viêm gan mạn
– Cần chọn thực phẩm tươi, tránh thức ăn dễ gây dị ứng như đồ biển, tôm, ốc, tránh nấu nướng cầu kỳ.
– Cần ăn nhiều bữa để có thể hấp thu tốt.
– Dùng thịt nạc, trứng phải đun chín. Sữa dùng rất tốt.
– Các chất béo chỉ nên dùng dầu thực vật, bơ và ăn sống, tránh xào rán.
– Không được uống rượu, dùng gia vị (chế độ ăn GM02, GM03).
Dinh dưỡng trong viêm gan cấp
Khi bị viêm gan cấp hàng loạt các rối loạn về chuyển hóa sẽ xảy ra do tế bào gan bị hoại tử biểu hiện là tăng men gan, chủ yếu là ALT (SGPT). Tuy nhiên nếu điều trị kịp thời và chính xác thì tế bào gan có thể được tái tạo, chức năng gan có thể phục hồi hoàn toàn. Trong điều trị viêm gan cấp thì chủ yếu là chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý.
Chế độ ăn:
– Trong thời gian đầu khi đang sốt: Dùng nước đường, nước luộc rau.
– Khi sốt đã đỡ, đái nhiều thì dùng chế độ sữa + bột. Sữa là thức ăn tốt để nướng nhẹ, tiêu hóa, sữa tách bơ càng tốt. Sữa dùng lẫn với đường, mật, bột (cháo). (chế độ ăn GM01).
Biến cố hôn mê gan
Trong hôn mê gan cần hạn chế protid, thay bằng acidamin tiêm tĩnh mạch, dung dịch ngọt… Chế độ ăn gồm có 300 gam glucid (nước đường, nước cháo, nước quả). Số protid vào khoảng 40 gam cung cấp bởi sữa rút bớt kem, ăn bằng ống thông (GM01 ăn qua ống thông).
Bệnh túi mật
– Viêm túi mật cấp tính: Chế độ ăn chỉ có glucid (đường) thôi (nước đường, nước quả, nước rau, sau cho thêm bột gạo, mì, khoai nghiền). Nên cho ăn nhạt, ăn nhiều xơ (có nhiều rau và hoa quả) chống táo bón, có thể cho sữa rút bớt kem (GM01).
– Ứ mật: Chế độ ăn nên dùng các chất kích thích túi mật gồm có các chất lipid (mỡ) nên dùng vào buổi sáng lúc dậy như trứng, sữa, dầu thực vật. Cho uống 1 – 2 thìa súp với nước chanh hoặc cà phê đặc.
– Viêm túi mật mãn tính: Chế độ ăn nương nhẹ chứ phần mật không khác gì chế độ ăn nương nhẹ chức năng gan. Hạn chế chất béo vì nó kích thích túi mật co bóp mạnh. (GM02).
– Sỏi mật: Chế độ ăn hạn chế chất béo, loại các thức ăn có chelesterol (lách, bầu dục, gan, trứng, chocolate). Không dùng nước trà, cà phê, ca cao, gia vị. Dùng nhiều rau và hoa quả tươi để tránh táo bón (GM02).
Dinh dưỡng cho bệnh gan nhiễm mỡ
– Ăn chất đạm vừa phải (1g/ kg cân nặng/ ngày).
– Tăng cường lượng rau, trái cây (mỗi ngày, mỗi người nên ăn tối thiểu 300 g rau xanh, 200 g quả chín, tươi).
– Hạn chế:
Các loại thực phẩm giàu cholesterol như các loại phủ tạng động vật, da động vật, lòng đỏ trứng. Hạn chế chất béo, mỡ động vật, ưu tiên chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa).
Các thực phẩm cay nóng như gừng, ớt, hồ tiêu, cà phê.
Tối đa rượu bia, tốt nhất là không nên uống.
Theo – Eva
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.