Năm 2011: Ý tưởng sẽ là tiền đề thành công

nam2011
Khi đặt kế hoạch cho năm 2011, nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng vào việc tồn tại mà thiếu một ý tưởng lớn. Để có thể vượt lên trong năm 2011, lãnh đạo doanh nghiệp cần đặt ra mục tiêu khơi dậy niềm cảm hứng trong lòng nhân viên. Thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào sự táo bạo và cụ thể của mục tiêu.
 
Năm 1961, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã đặt ra một thách thức cho cả nước Mỹ: đó là đưa con người lên mặt trăng và quay trở lại Trái đất an toàn trước khi kết thúc thập kỷ. Mặc dù rất nhiều người tin rằng nhiệm vụ đó là bất khả thi, Kennedy đã thành công trong việc đưa loài người đến một bước ngoặt mới. Thay vì gạt đi ý tưởng đó, các nhà khoa học đã chấp nhận thử thách và thực hiện thành công nhiệm vụ trong thời hạn được giao. Một tầm nhìn rộng – một ý tưởng táo bạo đã khơi nguồn cho các ý tưởng khác nảy sinh và phát triển.
nam2011
Khi đặt kế hoạch cho năm 2011, nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng vào việc tồn tại. Điều mà họ thiếu là một ý tưởng lớn. Doanh nghiệp cần có một mục tiêu lớn lao để làm tiền đề cho sự phát triển cho cả một thập kỷ sắp tới, cũng như mang lại cảm hứng cho nhân viên, đối tác, và chính bản thân chủ doanh nghiệp. Những mục tiêu kiểu như “Chúng tôi hy vọng sẽ không phải buộc nhân viên thôi việc” không phải là mục tiêu lớn lao, nhưng lại được các doanh nhân nhắc tới khá nhiều mỗi khi được hỏi.
Năm 1976, Steve Jobs và Steve Wozniak còn đang mày mò với những bảng mạch điện tử trong căn phòng ngủ của nhà bố mẹ Jobs tại Los Altos, California. (Apple đã có khởi đầu như vậy, từ một căn phòng ngủ, sau đó chuyển đến bếp và cuối cùng mới là chiếc gara mà nhiều người đã biết) Tại thời điểm đó, máy tính cá nhân chỉ dành cho những người có sở thích đặc biệt về kỹ thuật và công nghệ. Jobs và Wozniak đã cùng có một ý tưởng, đó là khiến máy vi tính trở nên dễ tiếp cận và sử dụng đối với một người dân bình thường. Đó là một ý tưởng lớn, một mục tiêu lớn lao. Ý tưởng đó đã tạo nên động lực cho Wozniak nỗ lực hết mình, dẫn đến sự ra đời của Apple II, chiếc máy tính bán chạy nhất thời bấy giờ.
Một mục tiêu tăng doanh số 2% trong năm tới sẽ không thể khiến mọi người trong công ty có cảm hứng và động lực làm việc. Họ muốn biết rằng họ được dẫn dắt bởi một người có thể thay đổi cả thế giới. Một ý tưởng lớn có thể trở thành sự thực nếu nó bao gồm ba yếu tố: táo bạo, cụ thể, và nhất quán.
1. Một ý tưởng lớn cần phải táo bạo: Một tầm nhìn lớn có khả năng truyền cảm hứng rất tốt. Nhà phân tích công nghệ Tim Bajarin, khi được hỏi về điều mà các doanh nhân có thể học được từ thành công của Steve Jobs, đã nhận xét rằng: “Tôi tin rằng đó là việc dám làm những gì mình mơ ước. Các doanh nghiệp thành công dĩ nhiên phải tập trung vào công việc kinh doanh hiện tại, nhưng những công ty mang tính đột phá nhất luôn có ý thức rõ ràng về vị trí của họ trong tương lai”.
2. Một ý tưởng lớn cấn phải cụ thể: Kennedy đã đặt ra một thời hạn chót để loài người vươn tới mặt trăng, điều này cũng có đóng góp đáng kể đến sự thành công của các nhà khoa học. Một ý tưởng mơ hồ như “trở thành nhà cung cấp giải pháp hàng đầu” mang rất ít ý nghĩa. Ý tưởng như vậy vừa không tạo được động lực, vừa đưa ra một mục tiêu không rõ ràng cho doanh nghiệp.
3. Một ý tưởng lớn cần phải nhất quán: Một ý tưởng lớn nhưng không được truyền tải liên tục và nhất quán có rất ít cơ hội được những người xung quanh đón nhận và thực hiện. Marc Benioff, người sáng lập của salesforce.com, nói rằng ý tưởng lớn của ông là “dấu chấm hết dành cho phần mềm”. Đó là một ý tưởng táo bạo, cụ thể và được truyền tải một cách nhất quán. Ý tưởng đó xuất hiện ở mọi nơi – trên web site của Benioff, trong các quảng cáo, các bài thuyết trình, và nó khiến cho nhân viên của ông luôn hướng đến việc đạt được mục tiêu với một tinh thần cao nhất.
Chỉ ba điều đó có thể tạo ra sự khác biệt giữa một doanh nghiệp thành công với một doanh nghiệp bình thường. Hãy biến năm 2011 trở thành năm thành công của bạn. Hãy bắt đầu với một ý tưởng lớn.

Trả lời