Lở miệng hay còn được gọi là viêm miệng, là tình trạng viêm lớp màng nhầy trên bất kỳ bộ phận nào trong miệng, bao gồm phía trong má, nướu, lưỡi, môi, cổ họng, vòm hoặc sàn miệng. Lở miệng không phải là một căn bệnh nghiêm trọng hoặc đe dọa đến tính mạng, nhưng nó tạo cho bạn cảm giác rất khó chịu, đặc biệt trong khi ăn và nói chuyện.
Theo giiới chuyên môn, viêm miệng có thể được gây ra bởi các tác nhân như tình trạng vệ sinh răng miệng kém, thiếu protein, răng giả được trang bị kém, bỏng miệng do thức ăn hoặc thức uống nóng, thực vật độc hại; hoặc bởi các yếu tố khác ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, chẳng hạn sử dụng các loại thuốc kháng sinh, căng thẳng, chu kỳ kinh nguyệt, phản ứng dị ứng, xạ trị hoặc nhiễm trùng…
Theo hướng dẫn của trang web sức khỏe healthypro.org, một số mẹo sau sẽ giúp bạn trị chứng loét miệng một cách hiệu quả:
1. Súc miệng bằng nước muối ấm:
Theo các chuyên gia, bạn nên súc miệng bằng nước ấm pha với muối ba lần một ngày có thể giúp chữa lành vết loét.
2. Ăn sữa chua:
Sữa chua có tác dụng giúp kiểm soát sự cân bằng của vi khuẩn trong miệng và cơ thể, nhờ thế có thể giúp chữa lành nhanh các vết loét đồng thời còn giúp ngăn ngừa tình trạng viêm loét.
3. Súc miệng bằng nước trái cây:
Súc miệng bằng các thành phần như nước ép lô hội, nước chiết xuất từ hạt nho, nước ép trái mận, dầu trà cũng rất hiệu quả trong việc chữa lành vết loét.
4. Sử dụng các loại thực phẩm:
Bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm như củ hành, tỏi, đu đủ hoặc túi trà đắp trực tiếp lên các vết loét, có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết loét.
5. Bột baking soda:
Bạn hãy hòa loãng bột baking soda với nước. Sau đó, sử dụng hỗn hợp này để súc miệng hoặc đánh răng nhằm giúp loại bỏ các vi khuẩn gây viêm miệng đồng thời còn giúp giảm đau.
6. Bổ sung vitamin:
Việc tăng cường vitamin B, vitamin C, sắt và axít folic vào cơ thể được chứng minh giúp ngăn ngừa tình trạng viêm loét và chữa lành vết thương.
Theo – phunuonline.com.vn
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.