Những buổi nói chuyện để nhận xét về quá trình làm việc của nhân viên sẽ “kích hoạt” chức năng “phê bình, lý luận” của các sếp và tự khắc các sếp sẽ cảm thấy trách nhiệm của mình to lớn hơn để hướng dẫn, chỉ bảo và đưa ra những đề xuất cần thiết.
Việc tự xem xét lại bản thân trong suốt quãng thời gian dài làm việc cần mẫn và miệt mài đôi khi cần phải có một người thứ hai xác nhận thì mới đảm bảo tính khách quan.
Không ai làm công việc xác nhận tốt hơn các vị sếp và cũng chính sếp mới là người quyết định thăng chức, tăng lương cho tất cả nhân viên dưới quyền.
Tuy nhiên không phải tự dưng các sếp lại tiến tới vỗ vai và nói: “Anh được thăng chức!” hay “Lương của anh sẽ được tăng gấp đôi”… Nhân viên phải thuyết thục được sếp không chỉ bằng những lời nói mà ngay cả việc ngồi im lặng lắng nghe cũng sẽ giúp đạt được mục đích.
Không có chuyện xem xét bằng giấy tờ
Chẳng gì tuyệt vời hơn nếu như gặp sếp vào buổi sáng và được sếp rủ đi cà phê. Đó là lúc bạn sẽ được nghe những lời nhận xét từ sếp mà không cần phải thông qua bất kỳ giấy tờ đề nghị nào cả. Những câu chuyện lúc đó sẽ rõ ràng hơn mọi thứ ghi chép trên giấy tờ sổ sách (thường thì chả có gì đâu!).
Đa phần các sếp đều cho rằng sự hài lòng cũng như chưa hài lòng của mình chưa được biểu đạt một cách rõ ràng. Có thể các sếp sẽ nặng lời đôi chút nhưng đừng lấy thế mà nhụt chí. Cơ hội đang ở ngay trước mắt và dĩ nhiên ta không thể để vuột mất khỏi tay chỉ vì thiếu kiên nhẫn và chịu đựng kém.
Nói càng ít càng tốt
Những buổi nói chuyện để nhận xét về quá trình làm việc của nhân viên sẽ “kích hoạt” chức năng “phê bình, lý luận” của các sếp và tự khắc các sếp sẽ cảm thấy trách nhiệm của mình to lớn hơn để hướng dẫn, chỉ bảo và đưa ra những đề xuất cần thiết. Đừng quá chuyên tâm vào tất cả những quan điểm mà sếp đưa ra.
Đôi khi chỉ bằng những câu nói ngắn ngủi như “Tôi hiểu rồi!” hay “Tôi đã rõ!” cũng không gây hại gì. Nếu bạn thật sự cần phải lên tiếng trả lời thì hãy thử nói với sếp. “Tôi cũng biết rằng anh đã nhận ra điều đó từ trước rồi!” hay “Tôi xin ghi nhận nhưng gì anh nói mặc dù tôi cảm thấy hơi bất ngờ!” Hãy thể hiện mình là một người hết sức biết điều tốt hơn là một kẻ thích lý sự!
Lưu ý những gì sếp nói
Chuyện này cũng hy hữu nhưng không phải không xảy ra: Rất có thể sếp sẽ đề nghị nhân viên của mình đưa ra những thay đổi dựa trên những nhận xét trước đó về quá trình làm việc.
Đơn giản như việc nhân viên đi (hơi) muộn, có thể sếp chẳng để tâm đâu nhưng hãy thể hiện quyết tâm trong thời gian tới sẽ cố gắng đi đúng giờ hơn để công việc được hoàn thành tốt hơn. Hãy chứng tỏ cho sếp rằng những gì sếp vừa nhận xét là rất đúng vào hợp lý, đủ cơ sở để hoàn thiện một nhân viên xuất sắc.
Lưu ý cả những gì sếp chưa nói
Có rất nhiều sếp đôi khi gặp vấn đề phải nói đến những khiếm khuyết của nhân viên khi chỉ có hai người. Ngay cả những vị sếp thường xuyên nạt nộ nhân viên ở chốn đông người cũng sẽ cảm thấy không tự nhiên khi ngồi nói chuyện riêng với nhân viên như thế này. Chính vì thế cần phải tinh tế để bắt được những tín hiệu, những thông điệp thực sự ẩn chứa trong câu nói, cử chỉ của sếp.
Ngay cả những lời khen đôi khi cũng không dễ gì mà thốt ra khi nói chuyện riêng với nhân viên. Để bắt được nội dung ẩn ý của sếp bạn có thể tham khảo những câu nói của sếp trong phần box bổ sung.
Gật đầu với những gì khó chịu
Cho dù những gì sếp đang thao thao nói có thể khiến bạn khó chịu, cách nhìn nhận của sếp theo bạn có phần xét nét quá đáng, và những lời lẽ sếp sử dụng có phần gay gắt, hãy học cách kiềm chế cơn giận dữ đang sôi sùng sục trong bạn.
Cách tốt nhất để quên đi cơn giận dữ đó là tự nhủ rằng mình đang cư xử văn mình, thoải mái đón nhận những lời nhận xét chân tình từ một người có vai vế trong công ty. Tất cả những lời nhận xét: non nớt không có khả năng hợp tác,… vào danh sách khiếm khuyết của bạn. Nếu bạn là một người luôn phấn đấu và có chút tự cao thì không dễ gì chịu đựng những phản ứng gay gắt cáu sếp..
Giải pháp là cần kiềm chế, tất cả những gì bạn được phép làm là gật đầu và ghi nhận tất cả. Nếu bạn thực sự phải lên tiếng về nhận định nào đó quá sai lệch thì hãy thật bình tĩnh, đừng “ăn miếng, trả miếng” như những gì sếp nói với bạn.
Cờ đến tay là phất!
Tuân thủ 5 quy tắc trên sẽ chỉ còn một việc phải làm cuối cùng. Đây là giờ phút quyết định để mục đích thăng tiến của những nhân viên đi tới hiện thực vì thế từng câu nói, từng hành động cần thiết hết sức phải cẩn trọng.
Bạn đang theo đuổi điều gì? Có thể thắt chặt mối quan hệ với sếp hay những hướng phát triển trong công việc tương lai hoặc đơn giản được tăng lương giống như anh bạn mới vào làm được vài tháng. Hãy nói với sếp rằng bạn sẽ ghi nhận tất cả những gì sếp nói trong buổi nói chuyện vừa rồi.
Chẳng mất gì nếu bạn nói rằng: “Tôi hoàn toàn tôn trọng những ý kiến của sếp và sẽ làm mọi cách để chứng tỏ được lòng tin tưởng của sếp đặc vào chúng tôi là không uổng công. Tôi cũng muốn nói rằng tôi là một người có nhiều tham vọng và muốn được tiếp quản thêm nhiều công việc hơn nữa. Tôi sẽ chứng tỏ rằng tôi đủ khả năng để có những bước tiến trong sự nghiệp của mình!”.
Và cũng đừng ngần ngại khi hỏi sếp câu cuối cùng về vấn đề tăng lương bởi vì nếu bạn không hỏi thì sếp cũng không thể tự dưng đồng ý được.
Nguồn kynanggiaotiep
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.