Nguồn nhân sự sau tết
Tại các công ty kinh doanh thì ngày đầu tiên đi làm đối với họ là ngày đi làm lấy lệ, là ngày để mọi người gặp nhau chúc tết, nhận lì xì, đi cùng nhau tổ chức ăn uống… Hiện trạng được ghi lại: “ Gần 9h, Công ty kinh doanh nội thất ở phố Trần Quang Diệu, quận Đống Đa mới mở cửa. Sau khi làm thủ tục xông đất đầu năm, lãnh đạo và nhân viên cùng nhau mở rượu mừng năm mới. Anh Nguyễn Hùng, nhân viên công ty, nói: “Hôm nay bọn em chỉ đi làm lấy ngày thôi, họp mặt một lát tí nữa đi chúc Tết, mai vào làm việc chính thức mới có khí thế”. Hay tại Công ty xây dựng TL trên phố Cát Linh (Hà Nội), việc đầu tiên các nhân viên làm là thắp hương cầu khấn một năm mới an lành. Công ty đã phân công người chuẩn bị mâm ngũ quả, mua nhang. Sau khi thắp nhang rượu được mở, mọi người hồ hởi chúc nhau một năm mới làm ăn phát tài.
Thêm vào đó còn là hiện trạng xin nghỉ phép, chưa muốn đi làm của nhân viên. Với kì nghỉ dài như tết, mọi người thường tụ tập nhau đi xa chơi cùng với gia đình, hay về quê thăm họ hàng gia đình, bạn bè anh em, đang quen với cuộc sống vui chơi thoải mái như vậy, họ khó lòng bỏ lại mọi thứ để đến cơ quan tiếp tục đi làm.
Giải quyết tình trạng này?
Nguyên nhân của vấn đề này phần lớn là do trong dịp tết được nghỉ dài ngày, mọi người thường có thói quen thả lỏng bản thân, tự do ăn uống ngủ nghỉ, tiệc tùng nên đã bỏ đi nếp đi làm trước đây. Điều này đã tạo nên chứng “ uể oải sau tết “ không chỉ ở người lớn mà còn ở cả trẻ con, không chỉ những người đi làm mà ngay cả những người đi học. Nhưng người đi làm đang quen với các buổi hội họp, liên hoan gặp gỡ, được nằm dài nghỉ ngơi, chính vì thế mà khi đi làm họ không thể bắt tay vào công việc được luôn mà hay ngồi tán gẫu xem tết vừa rồi làm gì, đi những đâu… Thêm vào nữa là trước khi được nghỉ tết, phần lớn các công việc đều đã được hoàn thành xong nên họ không còn áp lực về công việc. Vậy để có thể nhanh chóng bắt nhịp vào cuộc sống bình thường cần phải làm gì?
1. Nên tạo thói quen làm việc trước khi bắt đầu đi làm. Trước khi bắt đầu đi làm nên check mail, xem lại các hồ sơ làm việc trước đó, xem lại những gì đã làm trước tết và sau tết có việc gì cần làm…. Việc tập lại thói quen ngồi vào bàn làm việc sẽ giúp nối lại thói quen làm việc đã bỏ quên trong kì nghỉ dài, lấy lại được hứng thú trong công việc.
2. Lên lịch làm việc cho nhân viên. Đây là việc mà một người quản lý nên quan tâm, đặc biệt là sau những ngày nghỉ tết dài. Phần lớn các công việc được giao đều đã được hoàn thành trước khi nghỉ tết nên nhân viên trong buổi đầu đi làm đều có tâm lý chưa có việc gì làm. Chính vì vậy, lịch công tác, các công việc mới, hạn các công việc nên được lên chi tiết và đưa thông báo tới từng nhân viên. Những ý tưởng công việc sẽ hoàn thành trong năm tiếp theo sẽ là nguồn cảm hứng để nhân viên bắt đầu làm việc.
3. Trang hoàng lại phòng làm việc như: bỏ đi các khẩu hiệu chúc mừng năm mới, cây đào, lì xì, bánh kẹo …. cũng phần nào làm giảm bớt không khí dư âm của ngày đi làm đầu xuân. Thay vào đó chỉ cần những lọ hoa của ngày bình thường.
4. Tổ chức chúc tết đầu năm cho mọi người trong công ty trước khi bắt đầu tới ngày đi làm. Một cuộc hẹn tất cả mọi người trong phòng trước khi nghỉ tết cũng là một giải pháp. Để mọi người được gặp gỡ nhau, chúc tết nhau trước khi đi làm, việc này sẽ khiến cho việc gặp gỡ trong ngày đầu đi làm bớt mới mẻ vì lâu ngày mới được gặp nhau.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.