Làm gì khi khả năng của bạn vượt quá yêu cầu của nhà tuyển dụng?
Thông thường các ứng viên lớn tuổi hay phàn nàn rằng: “Họ không tuyển dụng tôi vì năng lực vượt quá yêu cầu công việc”. Tất cả những ai ở tuổi 40, 50 đều xuống tinh thần khi nghe những lời lẽ này. Một người cho biết:
“Tôi là người có rất nhiều kinh nghiệm đã từng là giám đốc dự án , có trong tay bằng kiểm toán viên quốc tế. Tôi đem các thông tin này vào trong resume vì chúng làm tôi khác với các ứng viên còn lại. Tuy nhiên, giờ tôi đang lo rằng các nhà tuyển dụng sẽ loại bỏ mình vì khả năng của tôi vượt trên các yêu cầu bình thường. Ngoài ra, các công việc phù hợp với khả năng của tôi lại đòi hỏi nhiều kinh nghiệm khác nhau, tôi không được để mắt đến vì thiếu kinh nghiệm chuyên môn trong một ngành nghề cụ thể. Hãy giúp tôi!!”
Vậy, phải làm gì nếu bạn là người có đầy đủ khả năng, kinh nghiệm tốt, đang muốn thay đổi công việc và thậm chí chấp nhận một ví trí thấp hơn? Sau đây sẽ là một vài lời khuyên hữu ích dành cho bạn.
Đừng bao giờ đi thụt lùi
Kế hoạch này sẽ làm cho sự nghiệp của bạn thụt lùi và thường là phản tác dụng. Bạn có thể đang giận dữ và cố gắng tìm một công việc mới càng sớm càng tốt. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều muốn bạn làm việc theo đúng khả năng của mình. Vì thế, bạn hãy tự vấn lại chính mình.
Bạn nên biết rằng các nhà tuyển dụng thường ngần ngại khi tuyển các nhân viên có khả năng vượt quá yêu cầu công việc vì sợ ứng viên sẽ không hài lòng với công việc, không gắn bó lâu dài với công ty, hay mong muốn sự thăng tiến nhanh chóng …. Không nhà tuyển dụng nào muốn thuê các nhân viên đang nóng giận và xem công việc như là một kế sinh nhai. Thỉnh thoảng, bạn có thể là mối hiểm họa với người phỏng vấn nếu khả năng của bạn thực sự phù hợp với công việc của họ. Vì thế, hãy xác định xem bạn có thể hạ thấp khả năng của mình đến mức độ nào.
Có được lý lẽ thuyết phục vì sao bạn muốn vị trí mới này.
“Tôi cần một công việc”không phải là câu trả lời gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bạn phải sử dụng khả năng giao tiếp để thuyết phục họ vì sao công việc này là sự lựa chọn tốt đối với bạn. Hãy đưa ra sự giải thích hợp lý.
Bạn có thể thử cách sau “Công việc hiện tại yêu cầu tôi phải xa nhà 10 ngày/tháng trong khi tôi còn có cả một gia đình để chăm sóc. Vì thế tôi quyết định tìm kiếm một vị trí nhân viên kế toán có thể phát huy các điểm mạnh của bản thân như: thuế, kiểm toán và tích hợp máy tính cũng như được trở về nhà vào mỗi buổi tối. Đây là điều mà công ty hiện nay không thể mang đến cho các nhân viên như tôi. Công việc yêu cầu tôi phải xa nhà thường xuyên, và tôi thực sự không muốn điều này xảy ra nữa. Tôi sẽ mang các kỹ năng tài chính của mình để đóng góp cho công ty. Đây là một quyết định có lợi cho cả 2 bên.”
Đừng thể hiện sự thất vọng của bạn
Bạn có thể cảm thấy điều này, tuy nhiên đừng bao giờ bộc lộ với người phỏng vấn. Những người kiếm việc thường nói “Tôi có thể làm bất kỳ công việc nào”. Câu trả lời này không hiệu quả và đã trở nên lỗi thời. Sẵn sàng làm bất kỳ công việc nào thường khiến nhà tuyển dụng không đánh giá cao về bạn. Họ cần những nhân viên có thể đảm nhận và hoàn thành đúng công việc được phân bổ. Bạn cần chứng tỏ bạn có thể làm và rất muốn làm. Bạn có thể đưa ra một số lợi thế trong kinh nghiệm như: “Khả năng giải quyết vấn đề và huấn luyện nhân viên của tôi sẽ góp phần hoàn thiện vị trí này, hơn nữa đây cũng là công việc mà tôi thích được làm nhất”
Hãy kiên nhẫn tìm kiếm các vị trí thích hợp với khả năng của bạn
Kiếm việc là một quá trình lâu dài và đầy thử thích. Vì thế, hãy bảo đảm rằng resume, thư tự giới thiệu và quá trình chuẩn bị cuộc phỏng vấn của bạn thật hoàn hảo. Hãy thiết lập các mối quan hệ và tìm kiếm thông tin về các công ty trên Internet hay hỏi thăm bạn bè. Bằng cách này, bạn sẽ có được tâm trạng vui vẻ khi làm việc và tiền lương xứng đáng.
Theo kỹ năng làm việc
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.