101 điều về phỏng vấn
Buổi phỏng vấn là khía cạnh quan trọng nhất trên bước đường tìm việc. Ấn tượng bạn tạo ra cho nhà tuyển dụng rất có thể là lý do khiến bạn có nhận được đề nghị làm việc hay không. Việc chuẩn bị trước có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng và thể hiện tốt hơn.
Chuẩn bị
Nghiên cứu về công ty để biết được càng nhiều thông tin về công ty càng tốt. Sử dụng thông tin đó để thể hiện kiến thức và mối quan tâm của bạn trong suốt buổi phỏng vấn.
Tổng dợt. Luyện tập biểu hiện trên gương mặt, giao tiếp bằng mắt, cách bắt tay và ngôn ngữ thân thể. Xem xét những câu hỏi có thể đặt ra trong buổi phỏng vấn và tập trả lời.
Lập ra danh mục kỹ năng của bạn. Mang theo mình một danh sách nếu cần và đảm bảo bạn sẵn sàng cho người phỏng vấn biết bạn đã làm được gì và bạn có thể làm được gì cho họ.
Dành cho buổi phỏng vấn ít nhất hai giờ. Một số nhà tuyển dụng muốn dành khoảng thời gian thuận tiện trong ngày để gặp bạn, cho bạn gặp gỡ một số người, xem qua phòng ban, làm bài kiểm tra dự tuyển và nhiều việc khác. Thật sai lầm khi cảm thấy bị thúc ép, hoặc để lại ấn tượng là bạn còn nhiều việc khác quan trọng hơn cả buổi phỏng vấn.
Ăn mặc như thể bạn đã sẵn sàng hoặc nhiệt tình đi làm. Các chuyên gia thường ăn mặc theo phong cách chuyên nghiệp: nam thường thắt cà vạt, mang giày tây và thường mặc áo khoác ngoài; nữ luôn mang vớ dài và giày. Nên ăn mặc phù hợp với thời trang; tránh phô bày những thứ có thể khiến người đối diện không tập trung vào kỹ năng và năng lực của bạn – hình xăm, khoen đeo mũi, trang điểm… – trừ phi bạn đang nộp đơn vào một nơi mà từ giám đốc đến nhân viên và khách hàng đều ăn mặc theo kiểu đó.
Đi một mình. Đừng mang theo bạn bè hoặc người thân. Có lẽ bạn cho rằng dặn dò như thế là thừa nhưng thực sự đã có trường hợp đó xảy ra. Nếu bạn cần có ai đó đưa mình đến buổi phỏng vấn, hãy để họ ở ngoài tòa nhà và hẹn gặp lại sau buổi phỏng vấn.
Đến sớm hơn ít phút. Luôn đảm bảo bạn dành ra dư dả thời gian nếu bạn không quen thuộc nơi đấy.
Tại buổi phỏng vấn
Lịch sự. Hãy tỏ lòng tôn trọng đối với mỗi người bạn gặp, cho dù đó là sếp, lễ tân hoặc là đồng nghiệp trong tương lai.
Tập trung vào những gì bạn có thể mang đến cho cán bộ phỏng vấn để nhận diện được vấn đề của ông ta. Đừng nhắc đến chuyện công việc hoặc công ty có thể giúp bạn giải quyết vấn đề của mình như thế nào.
Mang theo tờ ghi chú hoặc đơn xin việc. Ngay cả trong trường hợp cán bộ phỏng vấn có một bản sao, bạn vẫn có thể cần thêm một bản để tham khảo khi trả lời câu hỏi.
Nghĩ xem cán bộ phỏng vấn thật sự cần biết điều gì. Hãy coi mình như một sản phẩm bán lẻ với những đặc tính và tiện ích mà bạn muốn thuyết phục người mua và theo đó mà điều chỉnh câu trả lời của bạn. Đặc điểm của bạn là gì? Ví dụ, bạn mang đến kỹ năng giao tiếp trực tiếp tuyệt vời, lòng trung thành, sự nhiệt tình và niềm đam mê giúp đỡ mọi người. Các đặc điểm của bạn có lợi gì cho nhà tuyển dụng? Ví dụ, bạn sẽ làm mọi cách để làm vừa lòng khách hàng, làm việc hợp tác với người khác và giúp công ty qua mặt đối thủ cạnh tranh.
Chuẩn bị vài câu hỏi dành cho người phỏng vấn – ba đến năm câu là vừa. Hỏi những câu hỏi sâu sắc sẽ giúp bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác. Câu hỏi phải thể hiện được bạn đã tìm hiểu về công ty trước và bạn có hứng thú muốn biết mình có phù hợp và đạt được các mục tiêu sự nghiệp cũng như họ đang tìm hiểu xem bạn có phải là người phù hợp. Bạn có thể sẽ không có nhiều thời gian để đưa ra hết thắc mắc, do vậy hãy lên kế hoạch hỏi những câu quan trọng trước, phòng khi người phỏng vấn kết thúc buổi phỏng vấn trước khi bạn có đủ thời gian để hỏi hết.
Không bao giờ hỏi đến mức lương, ngày phép và các phúc lợi khác trong buổi phỏng vấn. Bởi vì, như thế người ta sẽ hiểu là bạn chỉ quan tâm đến những gì sẽ nhận được từ công việc. Nên nhớ, mối bận tâm của người phỏng vấn là bạn mang lại gì cho nhà tuyển dụng, chứ không phải điều ngược lại. Thời điểm thích hợp để nói đến lương bổng và các phúc lợi khác là sau khi nhà tuyển dụng đề nghị nhận bạn vào làm việc.
Khiến cho quyết định thuê bạn là quyết định dễ dàng nhất đối với nhà tuyển dụng. Sau đấy hãy gửi một lá thư cảm ơn đến người phỏng vấn hoặc gọi điện để ông ta biết rằng bạn quan tâm công việc đến nhường nào.
Theo kynanglamviec
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.