Ăn sữa chua giúp giảm căng thẳng hiệu quả

mgd945
Một số vi khuẩn có ích trong sữa chua có thể gây ảnh hưởng hóa học lên bộ não giúp giảm được sự lo lắng hay chứng trầm cảm.Các giáo sư Đại học Nam Bohemia (Cộng hòa Séc) đã tìm hiểu về mối liên quan giữa tiêu thụ yaourt hàng ngày với việc cải thiện tình trạng stress. Hai mươi sinh viên có sức khỏe tốt đã tham gia chương trình thí nghiệm ăn khoảng 250ml sữa chua mỗi ngày trong vòng 6 tuần. Các xét nghiệm máu được thực hiện trước và sau suốt thời gian này để làm so sánh với mẫu máu của nhóm thứ hai gồm 20 sinh viên khác không ăn yaourt.
mgd945
Trong cùng điều kiện thí nghiệm tạo áp lực stress, thì nhóm sinh viên thứ hai có sự sụt giảm về số lượng trung bình của các tế bào lympho vốn là những tế bào chuyên biệt của hệ miễn dịch. Sự suy giảm tế bào lympho này được cho là hậu quả từ sự chịu đựng căng thẳng dẫn đến suy yếu hệ thống miễn dịch. Còn nhóm những sinh viên ăn yaourt thường xuyên, số lượng bạch cầu tăng lên rõ rệt. Bạch cầu giúp cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu, giúp cơ thể khỏe mạnh và đem lại sự sảng khoái cho con người.
 
Một nghiên cứu khác cũng được các nhà khoa học Viện Khoa học Mỹ thực hiện thí nghiệm xem xét các tác động của vi khuẩn Lactobacillus rhamnosus vốn có nhiều trong yaourt lên chuột. Những con chuột này được áp dụng một chế độ ăn đặc biệt có cung cấp vi khuẩn Lactobacillus rhamnosus trong vòng 28 ngày. Sau đó nhóm nghiên cứu nhận thấy não bộ những con chuột có sự tiến triển nhất định. Mức độ căng thẳng thần kinh của chúng thấp liên quan đến sự điều tiết hormone Cortiscosterone giúp giảm lo lắng và trầm cảm.
 
Để đi đến kết luận sữa chua có thể điều trị chứng trầm cảm ở con người hay không, các nhà khoa học phải tiếp tục thực nghiệm trên người và các thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên nghiên cứu cũng đã chỉ ra những bằng chứng mới về mối liên hệ giữa hệ thực vật đường ruột và chức năng của hệ thống thần kinh trung ương, nhất là trên các chất dẫn truyền thần kinh. Do vậy các nhà nghiên cứu cho rằng việc bổ sung những vi khuẩn probiotic cần thiết sẽ cải thiện tâm trạng lo âu cũng như giảm hội chứng kích thích đường ruột.
 
Còn các nhà nghiên cứu Đại học McMaster (Canada) và Cork (Ireland) đã thực hiện một loạt kiểm tra hành vi trên nhiều con chuột, đo độ hormone Corticosteron, nghiên cứu vai trò của các dây thần kinh phế vị , kiểm tra mô não của những con chuột bằng cách sử dụng phương pháp hóa học để phát hiện mức độ hoạt động đặc biệt của GABA (một loại amino acid đảm bảo duy trì sự hoạt động bình thường của não bộ nhất là hệ thống neuron thần kinh).
 
Từ đó các nhà khoa học đưa ra kết luận những con chuột theo chế độ dinh dưỡng có vi khuẩn Lactobacillus rhamnosus sẽ “cư xử” bớt căng thẳng hơn những con khác không được bổ sung vi chất này. Ngoài ra mức độ do căng thẳng gây ra bởi lượng Corticosterone thấp hơn đáng kể. Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của vi khuẩn trong đường ruột và sự kết hợp giữa các vi khuẩn lợi khuẩn với não, xem đây như một phương pháp điều trị bổ sung cho những căng thẳng liên quan đến các rối loạn như lo âu và trầm cảm.
 
Các nhà khoa học cũng tập trung nghiên cứu những chế độ ăn uống phù hợp chống lại stress. Giảm căng thẳng có thể giúp kiểm soát được trọng lượng cơ thể. Nhiều người thừa cân hoặc béo phì không biết những thực phẩm họ dùng hàng ngày cũng là một phần nguyên nhân gây stress. Căng thẳng kéo dài có thể gây ra các vấn đề đối với sức khỏe như bệnh tim, cao huyết áp, loét dạ dày hen suyễn, tăng cân (có thể dẫn đến thừa cân hoặc béo phì)… Do đó để cơ thể khỏe mạnh thoải mái, có thể cân nhắc những thực phẩm sau đây:
– Giữ cho tâm trạng vui vẻ:
Tâm trạng vui vẻ, tích cực có thể làm giảm căng thẳng. Để cải thiện tâm trạng, chống stress có thể ăn sữa chua, hạnh nhân, quả hồ trăn, đu đủ, cá hồi, sò điệp, con trai, tôm và các loại hạt. Vitamin B sẽ làm tăng sản xuất serotonin trong não, giúp con người thư giãn. Axit folic (còn gọi là folate) sẽ giúp cải thiện tâm trạng. Các loại hạt sẽ cung cấp cho vitamin B6, còn cá và sữa chua cho vitamin B12.
– Tăng cường hệ thống miễn dịch:
Một khả năng miễn dịch bị suy yếu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh và gián tiếp nâng cao mức độ căng thẳng. Để cải thiện hệ thống miễn dịch và chống stress có thể ăn việt quất, bông cải xanh, ớt xanh, trái Kiwi, dâu, cà chua, yaourt. Các loại trái cây này có thể bổ sung vitamin C rất tốt cho sức khỏe.
– Kiểm soát sự nóng giận:
Cảm giác tức giận sẽ càng làm stress tăng cao. Do vậy để kiểm soát sự tức giận và chống stress nên ăn lê, chuối, chuối, đậu đen, ngô, gà tây, khoai tây, đậu. Khi tức giận cần bổ sung kali, một chất điện phân giúp làm giảm huyết áp. Trường hợp này nên chọn các loại thực phẩm có rất nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C và E và khoáng chất. Chất chống oxy hóa giúp “sửa chữa” những thiệt hại của tế bào bị gây ra bởi sự căng thẳng.
– Để ngủ ngon:
Giấc ngủ sâu và đầy đủ giúp chống lại stress. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, chiến đấu chống lại căng thẳng cần ăn đậu Hà Lan, đậu lăng, bột yến mạch, hạt bí ngô, rau bina, rau cải. Các loại này cung cấp magiê hoạt động như liều thuốc an thần tự nhiên để thư giãn các cơ bắp , mạch máu và hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra, magiê đóng một vai trò trong sự kích thích của serotonin (một hormone điều tiết yên tĩnh).
– Thực phẩm cần tránh để chống căng thẳng:
Cố gắng sử dụng càng ít càng tốt trong các loại thực phẩm sau đây nếu thường xuyên bị căng thẳng. Đồ uống có chứa cafein như cà phê, trà, nước ngọt, sô cô la có thể gây ra sự lo lắng và làm tăng mức độ hormone căng thẳng. Chất béo trong bánh ngọt, bánh nướng, bánh quy… vì nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Đọc nhãn thực phẩm để tránh các loại thực phẩm có chứa dầu thực vật hydro hóa.
Ngoài ra dùng quá nhiều đường khiến lượng đường trong máu tăng lên và sản xuất insulin. Quá trình này làm cho tuyến thượng thận (hai tuyến nằm phía trên thận, chịu trách nhiệm quản lý các tình huống căng thẳng) ít có khả năng để điều chỉnh kích thích tố căng thẳng, bảo vệ cơ thể chống lại stress và giúp tuyến giáp để điều chỉnh cân nặng. Hay uống rượu quá mức cũng gây bất lợi cho tuyến thượng thận.
Theo Eva

Trả lời