Biểu đồ tăng trưởng của bé thể hiện qua đâu?

mgd962
Thật sự mỗi trẻ em lớn lên theo một nhịp điệu riêng của chúng. Mập, ốm, cao, thấp – có cả hàng loạt sự khác biệt về kích cỡ và hình dáng của trẻ em. Các yếu tố về gen và sinh hoạt như dinh dưỡng và các hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của bé. Những yếu tố đó có thể thay đổi khác nhau phụ thuộc vào mỗi gia đình.
mgd962
Vậy làm thế nào để bác sĩ có thể biết được liệu chỉ số cân nặng và chiều cao của một em bé là “bình thường”? Liệu bé có đang phát triển đúng hướng không? Hoặc là chúng đang gặp phải một vấn đề sức khỏe nào đấy làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng? Để trả lời những câu hỏi trên, bác sĩ phải dùng đến biểu đồ tăng trưởng. Dưới đây là một số điều cần biết về biểu đồ tăng trưởng của trẻ và chúng nói lên điều gì về sức khỏe bé yêu của bạn.
 
Tại sao bác sĩ cần phải dùng đến biểu đồ tăng trưởng?
 
Biểu đồ tăng trưởng là một bước cơ bản trong các buổi khám sức khỏe tổng quát, nó cho các nhà chăm sóc sức khỏe biết được trẻ đang phát triển như thế nào so với các bạn cùng lứa tuổi và giới tính. Biểu đồ tăng trưởng còn cho phép bác sĩ và điều dưỡng thấy được đồ thị tăng trưởng về chiều cao và cân nặng của trẻ qua thời gian, và biết bé có phát triển cân đối hay không.
 
Ví dụ một em bé phát triển theo chu trình cho đến khi được 2 tuổi, và sau đó bỗng dưng mức tăng trưởng bắt đầu chậm lại so với những em bé khác. Điều đó cho thấy bé có thể đang gặp một vấn đề về sức khỏe. Các bác sĩ có thể biết được điều này bằng cách quan sát biểu đồ tăng trưởng của em bé đó.
 
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ?
 
Các yếu tố về gen, giới tính, dinh dưỡng, các hoạt động thể chất, sức khỏe, môi trường và hóc môn đều có ảnh hưởng lên cân nặng và chiều cao của trẻ.
 
Nếu biểu đồ tăng trưởng của bé cho thấy chu trình phát triển khác biệt, liệu có phải bé đang gặp rắc rối?
 
Cũng không hẳn là như thế. Các bác sĩ sẽ xem xét các biểu đồ tăng trưởng của bé dựa trên tình trạng sức khỏe tổng quát, môi trường, và cả mặt yếu tố di truyền. Liệu trẻ có đang bước qua một giai đoạn phát triển mới? Có dấu hiệu nào khác chứng tỏ rằng bé đang không được ổn định về sức khỏe? Chiều cao và cân nặng của bố mẹ cũng như anh, chị, em của trẻ thế nào? Có phải trẻ được sinh non? Hoặc chúng đang dậy thì sớm hoặc muộn hơn một chút so với tuổi trung bình? Tất cả những yếu tố trên sẽ được bác sĩ dùng để đánh giá các chỉ số trên biểu đồ tăng trưởng của bé.
Có phải tất cả các bé đều có thể được đánh giá qua một biểu đồ tăng trưởng giống nhau?
 
Không. Thực ra bé gái và bé trai được đo lường dựa trên những biểu đồ tăng trưởng khác nhau vì chúng phát triển theo những chu kỳ và tốc độ khác nhau. Ngoài ra, có một số biểu đồ được dùng cho trẻ sơ sinh đến 36 tháng tuổi, và một số khác được dùng cho trẻ từ 2 đến 20 tuổi. Hơn nữa, với những trẻ em trong tình trạng đặc biệt, như trẻ mắc hội chứng Down, sẽ được các bác sĩ sử dụng những biểu đồ tăng trưởng đặc biệt khác.
Theo tinsuckhoe

Trả lời