Tăng độ bền cho nhà bếp

nhà-bep
Để sử dụng lâu dài và có hiệu quả đồ gia dụng trong bếp, cần tìm hiểu kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất cũng như có cách bảo quản phù hợp với đặc tính của từng vật dụng.
 
“Của bền tại người”, chỉ cần tuân thủ một vài biện pháp đơn giản dưới đây, bạn đã có thể kéo dài tối đa tuổi thọ cho những vật dụng hữu ích trong bếp.
nhà-bep
1. Tủ lạnh
Tuổi thọ trung bình: 13 năm
– Việc nên làm: Dùng bàn chải có cán dài (loại dành riêng cho việc vệ sinh hệ thống lõi điện) hoặc ống hút bụi loại nhỏ để làm sạch lớp bụi bẩn và lông vật nuôi bám vào hệ thống làm mát ở phía sau lưng của tủ lạnh. Ngoài ra, bạn phải thường xuyên dùng khăn ẩm lau chùi bụi bẩn, những mẩu thức ăn hay vết thực phẩm tràn ra ở phần mép cửa tủ lạnh.
– Lý do: Bụi bẩn bám xung quanh lõi điện khiến cho hệ thống làm mát của tủ sẽ hoạt động khó khăn hơn, làm giảm tuổi thọ của chúng. Những vết dơ và bụi tích tụ ở phần đệm lót của mép cửa tủ lạnh có thể làm hư hỏng hoặc xé rách lớp cao su, khiến cho cửa tủ không còn khít, hơi lạnh bị thoát ra ngoài.
2. Bếp gas
Tuổi thọ trung bình: 13 năm
– Việc nên làm: Dùng kim may, đinh gim hay kẹp giấy để khơi thông các lỗ ở đầu đốt của bếp (những chiếc lỗ này có chức năng dẫn gas đến đầu đốt). Ngâm phần kiềng bếp và nắp đầu đốt vào nước xà phòng để làm sạch những cặn thức ăn bám trên đó. Lau chùi thường xuyên bề mặt bếp.
– Lý do: Những vết thức ăn tràn có thể gây tắc nghẽn lỗ dẫn gas và làm đầu đốt không thể cháy được. Một số vết thức ăn bị tràn (chẳng hạn những chất có đường) còn có khả năng làm lõm hoặc hư bề mặt của bếp.
3. Lò vi ba
Tuổi thọ trung bình: 9 năm
– Việc nên làm: Sử dụng khăn ẩm để lau chùi thường xuyên phía bên trong cũng như phần đệm lót cao su ở cửa lò. Hãy làm sạch bộ phận lọc dầu mỡ (nằm ở nắp thông hơi) mỗi tháng bằng cách tháo rời chúng ra, ngâm vào nước xà phòng, rửa sạch, lau khô và lắp trở lại như cũ. Nếu bộ lọc được làm bằng than, bạn nên thay chúng sau khoảng 6 đến 12 tháng sử dụng.
– Lý do: Thức ăn bị tràn và những mẩu vụn rơi vãi có thể mắc kẹt ở bên trong lò, khiến cho lò hoạt động kém hiệu quả. Hệ thống thông hơi bị tắc nghẽn và có nhiều bụi bẩn sẽ làm cho khói và mùi thức ăn không được lọc sạch, gây ám mùi trong bếp.
Nguồn st

Trả lời