Học như thế nào để nắm vấn đề một cách nhanh nhất, hiểu vấn đề một cách sâu nhất và để vượt qua các kỳ thi một cách đơn giản nhất? Dưới đây có một số nội dung mà bạn có thể tham khảo để tìm ra phương pháp phù hợp nhất cho bản thân trong việc học – hiểu – thi.
Tạo thói quen học tập
Trước hết xác định xem học cái gì, học trong bao lâu và học bao nhiêu (bao nhiêu chương, bao nhiêu trang, bao nhiêu vấn đề… chẳng hạn) (đây là một việc không quá khó). Đề ra thời gian học từng thứ và phải tuân thủ đúng theo lịch thời gian đó. Hãy học những vấn đề khó trước. Nếu không thì hãy bắt đầu với việc học những phần mà bạn thấy dễ và thú vị. Nên có những nơi dành riêng cho việc học. Nhưng bạn cũng nên chú ý đến các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ và điều kiện trang bị các phương tiện học tập chỗ bạn học.
Học khoảng 50 phút rồi nghỉ 10 phút. Khi giải lao bạn hãy vươn người, thư giãn và ăn chút snack để nạp lại năng lượng. Dành nhiều thời gian hơn cho việc sắp xếp tổ chức sự liên hệ giữa các phần và các khái niệm, lập đề cương và tập viết bài. Dành một khoảng thời gian ngắn hơn cho việc học thuộc tạm thời, ôn tập và tự kiểm tra. Còn thời gian thừa thì bạn hãy dành để ôn tập lại.
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hay buồn chán hãy đổi sang làm việc khác hay hoạt động khác, học môn khác hay thay đổi môi trường học. Bạn hãy tạm dừng không học nữa khi bạn cảm thấy việc học của mình không còn hiệu quả.
Hãy ôn tập và nhớ vẹt một số vấn đề, đặc biệt là những vấn đề cụ thể ngay trước khi bạn đi ngủ. Nên học với một người bạn của mình. Hãy tự đặt câu hỏi cho nhau, so sánh bài ghi hay trao đổi những câu hỏi mà các bạn đoán là sẽ gặp trong bài kiểm tra.
Chuẩn bị cho kì thi
Khi ki thi đã được thông báo trước: Hãy xem xem kì thi sắp tới sẽ bao quát hay không bao quát những vấn đề gì. Hãy tìm hiểu xem kiểu ra đề sẽ như thế nào: nội dung, viết đoạn tiểu luận ngắn, tiểu luận dài hay cả hai.
Học ôn: Hãy tóm tắt các bài giảng trên lớp và các bài ghi của bạn. Mấy tối trước hôm thi hãy xem lại chúng một lần cuối cùng.
Chú trọng đến các điểm sau trong phần ôn tập của bạn:
– Những điểm đã được nhấn mạnh trên lớp hay trong các bài học.
– Những vấn đề mà thầy cô giáo bạn đã khuyên bạn nên học.
– Các câu hỏi ở phần hướng dẫn học ở cuối các bài, những câu hỏi trả lời nhanh và phần hướng dẫn ôn tập ở cuối mỗi chương trong sách giáo khoa.
Chuẩn bị dạng bài thi:
– Đối với các bài thi mang tính chủ quan: hãy ôn tập như đó là bài thi viết vậy.
– Đối với những vấn đề cụ thể: cần phải chú trọng: Định nghĩa của một số thuật ngữ cơ bản và các ví dụ; phần liệt kê các ý; viết ra một số câu trả lời sai đối với dạng câu hỏi xác định đúng, sai.
– Đối với các bài thi viết: Chú ý đến các khái niệm; liệt kê những câu hỏi có thể gặp trong bài thi; chuẩn bị trước dàn ý trả lời của các câu hỏi và tập trả lời chúng.
– Đối với một số vấn đề rắc rối có thể gặp trong bài thi: Học thuộc các công thức nếu cần thiết; tập dượt tình huống gặp phải một số vấn đề rắc rối trong khi thi.
Nguồn st
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.