Con người là yếu tố quyết định sự hưng thịnh của một đất nước, đồng thời cũng nắm trong tay sự suy tàn của một nền văn hiến, vì vậy nó là nền tảng phát triển lâu dài của một dân tộc, bên cạnh đó nó còn thể hiện nguyên khí của một quốc gia. Do đó, cần phải có một nền giáo dục “chuẩn” để đào tạo ra những “mầm non” bảo vệ đất nước, tạo ra những đứa con để đưa đất nước ngày càng phát triển.
Xét về mặt thực tế, nhiều học sinh hiện nay đang sa vào tình trạng “ học lệch, học tủ, học vẹt”, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên ? cách sống và làm việc của người Việt Nam từ ngàn xưa đã ảnh hưởng không ít đến phương pháp học tập của giới trẻ ngày nay. Lối suy nghĩ : “Chừng nào làm chã được”, được hình thành từ rất sớm ở nhiều bạn trẻ, có thể một phần là do gia đình, tuy nhiên yếu tố tự thân vẫn là quan trọng nhất. Các bài tập ở trường các bạn nên tranh thù làm trong cùng ngày hôm đó vì điều đó sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn vấn đề và tránh tình trạng “Hôm nay học, hôm sau quên”, thay vì sử dụng khoảng thời gian bỏ ích đó cho việc chải chuốt, mua sắm hay chơi game. Tình trạng đó được lặp đi lặp nhiều lần trong tuần rồi dẫn đến những lỗ hổng về kiến thức, khiến cho nhiều bạn tìm đến phương pháp “học tủ, học vẹt”.
Trên phương diện thực tế cho thấy, đa phần những học sinh thường xuyên học tủ, học vẹt thường bị điểm kém trong các bài kiểm tra, chưa nói đến việc học lệch. Bởi vì cách ra đề hiện nay đã được cải thiện dần, không ra những loại câu hỏi học bài và tập trung ở một bài như những năm trước, mà thay vào đó là những câu hỏi vận dụng, yêu cầu học sinh phải học bài, hiểu bài và nắm vững kiến thức và thường rải rác khắp chương trình.
Hiện tượng học lệch cũng diễn ra khá phổ biến ở các trường THCS và THPT, bởi việc phân ban và chương trình SGK quá nặng. Bản thân tôi cũng từng rơi vào tình trạng học lệch, khiến những môn không giỏi hoặc không thích bị thiếu kiến thức khá nhiều. Tuy tác hại của phương pháp học này là khá nhiều, nhưng nếu hướng đi của bạn trong tương lai chuyên về một lĩnh vực hay một ngành nào đó thì phương pháp học này không ảnh hưởng nhiều cho lắm, nhưng tốt nhất bạn nên hạn chế học lệch cho đến khi hoàn thành việc tốt nghiệp lớp 12, rồi sau đó cứ chuyên tâm sâu vào ở đại học.
SAU ĐÂY LÀ NHỮNG KINH NGHIỆM, PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ “ HỌC TỦ, HỌC VẸT” MÀ MỘT SỐ BẠN ĐANG VƯỚNG PHẢI:
Phương pháp tối ưu nhất là tập trung nghe giáo viên của bạn giảng bài trên lớp, vừa nghe vừa đánh dấu phần nào là quan trọng (các bạn có thể sử dụng máy ghi âm cho việc nghe lại dễ dàng và thuận tiện hơn trong trường hợp giáo viên nói quá nhanh khiến các bạn không nghe kịp). Chuẩn bị bài một cách tốt nhất có thể, nên đưa ra những câu hỏi xung quanh về một vấn đề đó và nên tham khảo trước ở một số sách tham khảo. Trong trường hợp bạn đang có “mặc cảm” với giáo viên bộ môn (như tôi chẳng hạn), kinh nghiệm tốt nhất là cố gắng học cách chung sống với chính nó. Không học tủ một bài nào đó mà phải thường xuyên ghi chép và học – hiểu ở nhà.
Trường hợp bạn không có nhiều thời gian do phụ giúp gia đình hoặc bận chuyện khác, cách tốt nhất là thức dậy sớm mỗi buổi sáng thường là 30 phút, mở bài vở ra và nhớ lại những gì bạn đã nghe được trên lớp. Chế độ ăn uống cũng là một yếu tố quyết định bộ nhớ của bạn.
Ghi chép những gì mà giáo viên lặp đi lặp lại nhiều lần.
Tập thể dục thường xuyên để có một trí óc minh mẫn cho việc học những bài có nội dung dài như: Lịch sử, Địa lý, Văn học. Kinh nghiệm của tôi khi học ở các bộ môn này là không nên học một cách máy móc, tuy là những kiến thức thuộc phần xã hội, nhưng nó điều có một sự thống nhất lô-gic với nhau, tất cả đều có một nguyên nhân nào đó mới dẫn đến sự việc đó. Bạn nền cần một cuốn từ điển hoặc một cuốn sách tham khảo về bộ môn này nếu như bạn không giỏi về nó.
Phương pháp cuối cùng là “Học thầy không bằng học bạn”, bạn nên thường xuyên chia sẽ những vấn đề học tập cho người bạn của mình được biết và đừng suy nghĩ rằng “Đèn nhà ai nấy rạng”.
Nguồn st
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.