Nhai chậm có tác dụng giảm cân

nhai-cham-co-tac-dung-giam-can
Hơi thở gấp gáp của cuộc sống đã khiến việc ăn uống của con người càng ngày càng nhanh. Với tâm lí “đánh nhanh rút gọn” trong khi ăn, thức ăn vừa cho vào miệng, mới nhai được vài lần đã vội vàng tống xuống dạ dày.
Nghiên cứu cho thấy, việc ăn nhanh làm gia tăng nguy cơ béo phì. Vì vậy, bạn hãy “ăn chậm nhai kỹ” cũng giống như “ngủ sớm dậy sớm” vì chúng đều là những thói quen tốt giúp giảm cân hiệu quả.
Lợi ích
Thói quen “ăn chậm nhai kỹ” có thể giúp chúng ta cải thiện tỉ lệ hấp thu thức ăn, giúp cơ thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giảm sự thèm ăn tự nhiên, không còn cảm giác đói liên tục như trước nữa. Lượng thức ăn giảm làm tăng sự hấp thu thực phẩm ở ruột non, giảm đáng kể dư lượng thực phẩm đưa vào, góp phần vào việc giảm cân rất tốt.
Giáo sư Suzukichoshy của Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nhật Bản tiến hành nhiều thực nghiệm cho thấy: “Giảm tốc độ ăn có thể giảm béo”. Suzukichoshy từng sử dụng cùng loại thực phẩm, cùng số lượng cung cấp cho một số người ăn thử để theo dõi, kết quả phát hiện: đàn ông béo phì chỉ ăn hết trong 8-10 phút, còn người gầy phải ăn trong 13-16 phút, phụ nữ béo phì ăn trong 11-13 phút còn phụ nữ không béo phì ăn hết trong 15-18 phút.
Ngoài ra ông còn điều tra số lần nhai từ khi thức ăn được đưa vào miệng cho đến lúc nuốt, phát hiện đàn ông béo phì chỉ nhai 7,7 lần, phụ nữ béo phì 8,1 lần, đàn ông không béo phì nhai 8,9 lần, phụ nữ không béo phì nhai 9,4 lần. Một nghiên cứu có kết quả cho thấy sau 19 tuần, trọng lượng cơ thể của đàn ông béo phì giảm được 4kg, qua 20 tuần trọng lượng cơ thể phụ nữ béo phì giảm được 4,5kg khi giảm tốc độ ăn.
nhai-cham-co-tac-dung-giam-can
Khi thức ăn vào cơ thể làm đường huyết tăng lên đến mức nhất định thì trung ương thần kinh thèm ăn của não sẽ phát tín hiệu ngừng ăn. Nhưng nếu ăn với tốc độ quá nhanh, khi não phát tín hiệu ngừng ăn thì người ta đã ăn quá nhiều, dẫn đến béo phì. Vì vậy, người thừa cân có thể thông qua việc giảm tốc độ ăn để đạt mục đích giảm cân.
Bí quyết để ăn chậm nhai kĩ
– Bạn đừng để quá đói trước mỗi bữa ăn, bỏ bữa sẽ khiến bạn cảm thấy đói hơn và tăng nguy cơ ăn quá nhiều trong bữa kế tiếp. Thay vào đó, hãy có những bữa ăn nhẹ có lợi cho sức khỏe với trái cây để bản thân không quá đói trước mỗi bữa ăn chính.
– Bạn hãy uống một ngụm nước sau mỗi lần ăn cơm hoặc gắp ăn vã thức ăn (không cần ăn với cơm). Thí dụ như một miếng đồ chua hoặc gắp một ít rau trước khi nhấc chén lên trở lại.
– Nghỉ giải lao một phút giữa bữa ăn. Đặt chén, gác đũa, lui ghế, rời khỏi bàn ăn giây lát, đun nước, pha trà hay rửa cái tách, cái đĩa… làm bất cứ việc gì trong lúc “giải lao“ này. Sau đó, trở lại bàn ăn, ngồi ăn tiếp, một cách chậm rãi, cho đến hết bữa.
– Nên canh thời gian ăn từ lúc ngồi vào bàn cho đến hết bữa, xem một bữa ăn kéo dài bao lâu. Sau đó bạn kéo dài thêm 5 phút cho thời gian ăn một bữa mà không đựơc ăn thêm, chủ yếu là nhai kỹ và giảm nhịp độ bữa ăn.
– Ăn theo nhịp ăn của người ăn chậm nhất ngồi ăn cùng bàn. Như vậy, bảo đảm bạn sẽ không ăn quá mức.
– Và một điều quan trọng là bạn đừng bao giờ ăn trong điều kiện căng thẳng hoặc vội vã, chẳng hạn như ăn uống trong xe, vì có thể cản trở việc nhai thức ăn tốt và nuốt từ từ.
 
Theo Eva

Trả lời