Để thực hiện thành công một giao dịch M&A
Dưới đây là một số nguyên tắc hướng dẫn cách thức tiến hành một thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) được các chuyên gia đánh giá là đặc biệt phù hợp với năm 2012.
Phải hiểu rõ về doanh nghiệp và ngành nghề. Theo Martyn Curragh, người đứng đầu bộ phận Thực hiện Dịch vụ Giao dịch của PwC, các công ty hoàn toàn có thể phải cạnh tranh để mua được một tài sản đáng giá.
Bên cạnh đó, thành viên HĐQT của các công ty ngày nay căn vặn nhiều hơn về các thương vụ sẽ thực hiện, yêu cầu cao hơn về mức độ chắc chắn của khoản lợi nhuận mà việc mua bán sẽ đem lại. Cả hai xu hướng này đều chỉ ra sự cần thiết phải am hiểu tường tận, sâu rộng về lĩnh vực, ngành nghề hoặc khu vực địa lý khi thực hiện một thương vụ.
Cũng theo Curragh, vì các thị trường mới nổi hứa hẹn những câu chuyện tăng trưởng hấp dẫn hơn nhiều, nên kiến thức về các khu vực địa lý đó cũng như các ngành nghề của họ lại càng đặc biệt quan trọng.
Rich Jeanneret, Phó chủ tịch mảng Dịch vụ Giao dịch của Ernst & Young, nhận định: “Các bạn cần phải hiểu rất rõ các trách nhiệm pháp lý và các khoản phải thanh toán như thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như các loại thuế khác, và đưa vào mô hình định giá của mình”.
– Áp dụng hình thức “rigor” khi bắt đầu, đặc biệt đối với mức tăng trưởng. Một điều tra gần đây của Ernst & Young cho thấy, nhiều nhà điều hành nghĩ rằng hầu hết các thương vụ thất bại là do các dự báo doanh thu hàng đầu không đạt kết quả.
Theo nhìn nhận, các nhà thôn tính thường đánh giá quá cao giá trị chiến lược của tài sản mua, dẫn đến việc mua đắt. Trong môi trường M&A ngày nay, điều đó sẽ đặc biệt nguy hiểm, bởi vì các nhà đầu tư luôn nóng lòng thúc đẩy kết quả doanh thu.
Hãy tự đặt câu hỏi: “Liệu bạn có đủ khả năng để làm tăng các chỉ số dòng đầu nhanh như bạn nghĩ?, hay “Bạn có đạt được sự đồng vận giữa chi phí và thị trường nhanh như bạn nghĩ không?”.
– Đừng quá lạm dụng sự hậu thuẫn từ ngân hàng. Ngân hàng có thể sẵn sàng cho vay để thực hiện thương vụ M&A, nhưng điều đó không có nghĩa các nhà thôn tính nên vay càng nhiều càng tốt.
Việc lạm dụng vốn vay sẽ làm trầm trọng vấn đề hơn nữa nếu doanh nghiệp được mua không hoạt động tốt như dự đoán, Reeve Waud, người đã thực hiện hơn 125 thương vụ M&A, Tổng giám đốc Waud Capital, công ty quản lý quỹ cổ phần riêng lẻ, cho biết: “Tôi không muốn một cơ cấu vốn không bảo vệ được. Nếu tôi thấy có quá nhiều rủi ro trong việc thâm nhập thị trường, cắt giảm nhân sự, và thậm chí chỉ là việc vận hành công ty mới, tôi sẽ không muốn rước thêm rủi ro về tài chính nữa. Tôi sẽ tập trung thu hồi vốn bằng việc rất căn bản là cải thiện hoạt động của công ty”.
Việc cố gắng giới hạn bất kỳ loại rủi ro nào liên quan đến một thương vụ M&A là điều hợp lý. Khi Corn Products International mua National Starch and Chemical năm 2010, họ sắp xếp một đơn vị tài chính thứ ba để chi trả toàn bộ chi phí của thương vụ.
Nhưng chỉ ba tuần trước khi thương vụ được ký kết, họ lại lập một quỹ dài hạn trên thị trường trái phiếu để không phải sử dụng khoản vay kia nữa. “Các hợp đồng vay vốn luôn khống chế với các điều kiện và điều khoản ngặt nghèo. Chúng tôi muốn tập trung toàn bộ năng lượng vào việc hòa hợp môi trường sau khi sáp nhập, chứ không phải vào gánh nặng khoản vay”, Cheryl Beebe, Giám đốc Tài chính của Corn Products Interntional, nói.
– “Dành nhiều thời gian cho việc hội nhập môi trường sau sáp nhập, nhưng cũng cần giải quyết các vấn đề nhanh gọn. Ngay khi thương vụ hoàn tất, nhiều nhà điều hành nghĩ rằng mọi thứ sẽ đi vào vận hành và hội nhập trong vòng ba tháng, nhưng kỳ thực thường phải mất hàng năm trời để có thể thực sự hợp nhất hoàn toàn giữa hai doanh nghiệp về vấn đề con người và văn hóa”, Howard Johnson, Giám đốc Điều hành của Veracap Corporate Finance, chia sẻ.
“Kế hoạch 100 ngày hội nhập tốt nhất bao gồm hàng loạt các chi tiết của những việc cần phải thực hiện, từ họp với các khách hàng quan trọng đến thay đổi danh thiếp và bảng tên công ty”, Johnson nói.
Và cần phải cắt cử một người lãnh đạo công cuộc hội nhập này để theo dõi và quản lý tất cả mọi việc. Nhiều vấn đề có xu hướng tích tụ và lớn dần. Một số nhân viên nản lòng và thất vọng, rồi tình trạng đó sẽ lan tỏa khắp công ty. Các vấn đề nảy sinh sau sáu tháng sáp nhập trở nên khó giải quyết hơn những vấn đề của sáu tuần đầu.
Một mặt khác của nền kinh tế hiện nay là, thị trường lao động thu hẹp lại trở thành một điểm lợi trong việc giữ chân nhân viên vì người lao động có ít cơ hội thay đổi công việc hơn. “Trong môi trường hiện nay, người lao động có thể sẽ phải nhún mình hơn để nói rằng: “Ít nhất tôi cũng đang có việc làm, để tôi tìm cách giải quyết vấn đề”, Johnson nói.
Theo doanhnhan.net
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.