Vạch trần “tim đen” kinh doanh đa cấp
Kinh doanh đa cấp, du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam. Những người đầu têu biết lợi dụng nguyện vọng, sở thích chính đáng về sức khỏe, du lịch… của nhân dân, để tạo dựng ra các Công ty kinh doanh: thực phẩm chức năng, quần áo lót, vòng đá, dây chuyền sức khỏe và cả gói dịch vụ buồng, phòng du lịch… theo hình thức kinh doanh mạng-đa cấp.
Số “thủ lĩnh” đứng ta tổ chức hoạt động kinh doanh đều khéo tuyên truyền: Nào là sản phẩm của họ “tốt nhất”, nên mọi người phải biết tận hưởng sản phẩm này, để có thể kéo dài 100 năm tuổi thọ. Nào là mọi người phải phấn đấu trở thành những nhà đầu tư thông minh, vừa có sức khoẻ, vừa có nhiều tiền…
Đặc biệt, những người đầu têu kinh doanh đều khoe khoang mức lương hiện nay của họ không dưới 100 triệu VND/1tháng. Thậm chí có Giám đốc chi nhánh (mới 2 năm “thâm niên” kinh doanh) lên diễn thuyết mức thu nhập của mình bây giờ từ 500 triệu đến 700 triệu VND/1 tháng, đã khiến không ít người (trong đó có khá nhiều sinh viên) nhẹ dạ cả tin, “bập” vào đầu tư kinh doanh sản phẩm “tốt nhất” bằng hình thức mạng-đa cấp.
Song, theo dư luận tiến bộ cho rằng: thực tế thật thất vọng, cần phải lên án và xử lý những sản phẩm nêu trên vì nó vừa đắt, vừa “đểu”. Thí dụ cùng sản xuất tại địa bàn quận Long Biên Hà Nội 1 lọ rong biển-thực phẩm chức năng, kinh doanh đơn cấp chỉ bán với giá hơn 100 nghìn VND.
Nhưng kinh doanh đa cấp đã bán 1 lọ rong biển với giá “cắt cổ” 650 nghìn VND. Hoặc 1 gói dịch vụ buồng, phòng du lịch (4 ngày 3 đêm cho 1 người) được bán với giá 375 USD, mà khi đi du lịch đâu có được ở 1 người 1 phòng, chưa kể tiền ăn uống, vé máy bay… là quá đắt. Hoặc vòng đá sức khỏe, khi đem đi kiểm tra độ cứng của loại đá đó, thì sai “bét”-không đạt độ cứng. Như vậy là sản phẩm “treo đầu dê, bán thịt chó”, hay gọi vắn tắt là hàng “đểu”.
Rút cục, “tim đen” của việc kinh doanh mạng-đa cấp là tuyệt đối không quảng cáo rùm beng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mà là 1 loại “sóng ngầm”, tuyên truyền, hướng dẫn cách “hẹn hò”, rủ rê từ người này sang người khác, khai thác triệt để mối quan hệ thân quen và “bật đèn xanh” cho càng đông, càng nhiều người mua sản phẩm vừa đắt, vừa “đểu” – càng vỗ béo những kẻ đầu têu kinh doanh này.
Và suy cho cùng, thì hiện nay họ toàn bán những sản phẩm với giá “cắt cổ” dân nghèo. Vì vậy tại sao chúng ta không tránh xa và đoạn tuyệt với sản phẩm kinh doanh mạng-đa cấp.
Tuy nhiên, những “thủ lĩnh” Công ty vẫn đang vin cớ, lợi dụng Chính phủ và ngành Kế hoạch đầu tư đã cho phép họ kinh doanh theo hình thức này, để tiếp tục duy trì, tồn tại, phát triển hoạt động.
Cho nên kiến nghị UBND các tỉnh, thành phố đang có loại hình kinh doanh mạng-đa cấp trong địa bàn, cần thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành: quản lý thị trường, thuế vụ, y tế, công an, khoa học… năng đến kiểm tra đột xuất, lập biên bản, báo cáo UBND tỉnh, thành phố trình Chính phủ xủ lý, đình chỉ hoạt động những Công ty “ma-phi-a”, sai phạm bán sản phẩm kinh doanh mạng-đa cấp vừa đắt vừa “đểu”…
Đồng thời, phải căn cứ vào mức lương thu nhập tự khoe khoang, công khai-không thể chối cãi (trên 100 triệu đến 700 triệu VND/1 tháng) của những người đầu têu kinh doanh mạng-đa cấp, mà đưa vào danh sách đánh thuế thu nhập cá nhân đối với họ, để góp phần hạn chế thất thu thuế hiện nay.
Theo doanhnhan.net
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.