Các nhà quản trị doanh nghiệp thế giới gần đây cho rằng doanh nhân thế kỷ XXI phải có khả năng học tập và sáng tạo ra tri thức cho riêng mình. Hơn thế nữa, doanh nhân cần phải biết xây dựng doanh nghiệp của mình trở thành một tổ chức có khả năng tự học.
Khả năng tự học của doanh nghiệp được xem là yếu tố giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường kinh doanh toàn cầu luôn thay đổi mạnh mẽ, và chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro bất ngờ.
Dưới đây là một số chia sẻ nhằm xây dựng khả năng tự học của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.
Hình thành thói quen tự học tập, tự nghiên cứu trong nhân viên
Thay vì cử nhân viên tham dự một khóa học về marketing, lãnh đạo doanh nghiệp có thể “đặt hàng” cho nhân viên phòng marketing xây dựng một tài liệu huấn luyện và báo cáo chuyên đề về marketing. Từ “đặt hàng” ở đây có thể hiểu là kinh phí cử nhân viên tham gia lớp học sẽ được trao tặng lại cho nhũng người thực hiện tài liệu huấn luyện và trực tiếp báo cáo chuyên đề. Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, việc tìm kiếm những lý thuyết, các nguyên tắc, phương pháp marketing chỉ nằm trong vài cái nhấn chuột. Vấn đề là chúng ta phải dành thời gian để soi rọi và suy nghĩ mình đã vô thức hoặc có ý thức thực hành những lý luận đó qua những công việc hàng ngày như thế nào. Thất bại hay thành công mà doanh nghiệp đã nếm trải trong công việc chính là cơ sở đế đánh giá tính đúng đắn của những lý thuyết, từ đó, doanh nghiệp sẽ tạo ra cho riêng mình nhũng bí quyết về công tác marketing của Công ty. Với tài liệu được xây dựng, việc huấn luyện cho nhân viên của Công ty cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Một buổi báo cáo chuyên đề nội bộ được tổ chức sẽ mang những lợi ích rất cụ thể như sau:
Bộ phận marketing sẽ có cơ hội để rèn luyện nâng cao khả năng trình bày, giới thiệu công việc của bộ phận với nhân viên, bộ phận khác trong Công ty, qua đó giúp cho nhân viên marketing làm tốt công tác truyền thông nội bộ.
Những nhân viên tham dự (có thể là những nhân viên kinh doanh hoặc những người quan tâm đền lĩnh vực này trong Công ty) sẽ được cùng học tập, nâng cao hiểu biết.
Hình thành nếp văn hóa tự nghiên cứu, học tập và chia sẻ tri thức trong Công ty.
Trở ngại lớn nhất khi tổ chức các hoạt động tự nghiên cứu, học tập như vậy là tâm lý “bụt nhà không thiêng”. Tâm lý này sẽ tan biến khi lãnh đạo doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm bằng những việc làm cụ thể như sau:
Tổ chức buổi báo cáo chuyên đề một cách chuyên nghiệp. Đối xử với những nhaân viên có nhiệm vụ trình bày như những báo cáo viên thực thụ từ bên ngoài (làm thư mời, giới thiệu báo cáo viên và bồi dưỡng thù lao thỏa đáng).
Cùng tham gia thảo luận, chia sẻ trong những buổi báo cáo như một người tham dự bình thưởng.
Tham gia tham định và đánh giá tài liệu do bộ phận biên soạn.
Lãnh đạo làm gương tự học
Văn hóa doanh nghiệp luôn khởi nguồn và bị ảnh hưởng rất lớn bởi văn hóa của những người lãnh đạo. Nều lãnh đạo cao nhất thuộc dạng người luôn cho mình là thông thái thì doanh nghiệp đó đương nhiên không thể có khả năng tự học.
Doanh nghiệp chỉ có thể xây dựng khả năng tự học tốt khi lãnh đạo cần nhất là người sống với tinh thần “học tập suốt đời”, không giấu dốt, không sợ sai, dám học cùng nhân viên.
Chúng ta có thể nhận thấy rất nhiều cơ hội để học tập trong công việc hàng ngày nếu lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm và truyền tinh thần học tập đền quan lý cấp dưới hoặc nhân viên. Những buổi giao ban, họp điều hành trong Ban Giám đốc không chỉ để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc, mà còn là lớp học để mọi thành viên tham dự học cách điều hành cuộc họp, cách trình bày vấn đề, tranh luận hoặc làm việc nhóm. Kinh nghiệm cho thấy, với tinh thần cùng học tập, công việc được chia sẻ và quá trình giải quyết sẽ thuận lợi hơn.
Thật ra, lãnh đạo doanh nghiệp can phải tổ chức tốt những buổi họp này vì chi phí cho những cuộc họp này không phải là nhỏ nếu cộng tiền lương một ngày của các thành viên Ban Giám đốc tự học. Gặp tình huống một nhân viên làm việc không hiệu quả mà chỉ giải quyết một cách máy móc là cho nghỉ việc thì sẽ đánh mất đi cơ hội học tập, đào tạo cho những nhà quản lý. Nều Giám đốc cùng với những người quản lý nhân sự dành thời gian đề trao đối, phân tích nhưng khả năng giải quyết khác thì sẽ giúp cho mọi người nắm bắt rõ hơn kiến thức về giải quyết thôi việc, hoặc nghệ thuật sử dụng con người trong quản lý
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.