Kiểm tra năng lực của nhân viên

khoinghiep14
Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, khi xét đến chất lượng làm việc của nhân viên, dường như khái niệm “trung bình” hay “tạm được” không còn phù hợp và khó lòng được chấp nhận. Nếu nhà quản lý đồng ý với mức độ hoạt động trung bình, tàm tạm của các nhân viên thì doanh nghiệp có nguy cơ lụn bại.
Thế nhưng vì sao phần lớn chúng ta vẫn âm thầm chấp nhận mức độ làm việc xoàng của nhiều nhân viên. Có lẽ do việc nâng cao chất lượng làm việc của nhân viên không hề dễ dàng. Vậy nên giúp họ chuyển từ trình độ “trung bình” lên “khá” và “xuất sắc” như thế nào?
khoinghiep14
 
Quy tắc 20 – 60 – 20%
Một phương pháp có thể áp dụng là quy tắc 20 – 60 – 20%. Đây là cách thức chia các nhân viên trong Công ty thành ba nhóm chuẩn mực theo tỷ lệ 20 – 60 – 20, cụ thể là 20% nhân viên có mức độ làm việc ưu tú, 60% có mức độ làm việc trung bình và 20% còn lại là yếu kém.
 
Sau khi đã xác định được tỷ lệ đó, hãy bắt đầu từ nhóm thiết yếu nhất. Nghiên cứu cho thấy một khi mở đầu bằng việc chỉnh đốn những nhân viên yếu kém nhất, vốn là những người ưa đi làm trễ hay có năng suất kém, thì vô tình cũng tạo nên một tác động to lớn đổi với nhóm nhân viên “trung bình”. trong một doanh nghiệp, các nhân viên luôn biết rõ hành động của người khác, nên nếu những nhân viên làm việc tệ không hề bị cấp trên kiểm điểm thì ngay lập tức sẽ nảy sinh trong suy nghĩ của đội ngũ nhân viên rằng có sự dung túng nào đó. Có khá nhiều cách để giáo dục những nhân viên yếu kém. Hay bắt đầu với việc mô tả công việc và tái xây dựng tiêu chuẩn làm việc cho nhóm 20% làm việc yếu kém. Mô tả công việc là một công cụ vô cùng hữu dụng vì nó chỉ cho nhân viên thấy những gì họ được cấp trên mong chờ và tin tưởng.
 
Trong khi đó, đối với giới quản lý, đó là một tiêu chuẩn dùng để đo đạc mức độ làm việc của nhân viên. Nếu nhân viên thực hiện không tốt công việc của họ, hãy tìm hiểu kỹ lý do. Nếu nó nằm ở khâu đào tạo thì hãy cải thiện hoạt động đào tạo nhân viên. Nếu nhân viên tỏ ra tích cực nhưng công việc không phù hợp thì hãy tìm cách trao cho người ấy vai trò mới phù hợp hơn. Nếu nhân viên có những thói quen làm việc không hợp lý mà đã được giúp đỡ nhưng vẫn không thế cải thiện được thì đành phải ra một quyết định cứng rắn nhất: sa thải! Đôi lúc chỉnh áp lực này tạo nên nỗi sợ mất việc ở nhân viên và kết quả là thúc đẩy người đó có gắng tự đổi mới và làm việc hết mình.
 
Trở lại với những nhân viên ưu tú nhất, một phần thưởng nhỏ trong mỗi đợt nhận xét hàng tháng, hàng quý là rất cần thiết, bởi nó không chỉ chứng tỏ rằng cấp trên luôn để mắt đến năng suất làm việc của họ, mà còn rất trân trọng trình độ xuất sắc của Doanh nghiệp chỉ có thể tạo nên những thành quả tốt nếu biết phát huy hết năng lực của đội ngũ nhân viên. Do đó, ngay từ bây giờ, hãy phát triển một môi trường làm việc không dung túng năng suất làm việc yếu kém bằng cách tận dụng tốt công thức 20 – 60 -20.

Trả lời