Giúp bà nội trợ là rổ từ hoa quả

mgd86
Nghe có vẻ phi lý, nhưng bảo đảm có thật 100% với món gỏi khoai môn hải sản. Củ môn được bào dạng sợi, rồi “đúc” thành một chiếc rổ nhỏ xinh xắn. Trong chiếc rổ này chứa hỗn hợp gồm: mực, củ môn, cọng rau cần… trộn sẵn gia vị chua ngọt. Ngoài thành rổ, còn có mấy con tôm sú luộc chín, phơi mình trắng hồng, đu tòng teng khá vui mắt.
mgd86
Đan rổ để… bẻ ăn
Ngắm thỏa thích, thực khách có thể tự tay bắt… tôm, bẻ rổ nhai nhóc nhách. Tất nhiên, phải nhớ lời nghệ sỹ Hồng Vân dặn: rửa tay thật sạch trước khi “a-lê” bốc! Dường như cảm giác nghịch phá thời trẻ thơ hoặc ký ức mò cua bắt ốc bằng chiếc rổ tre cũng theo về!
Trước nay, món ngon thường bị chi phối bởi nhiều yếu tố: không gian, ngũ vị… và quan trọng hơn hết vẫn là tâm trạng chủ thể – thực khách. Cho nên, một khi đầu bếp gieo được nụ cười trên ánh mắt, làn môi “thượng đế” thì xem như thành công 90%. Khi đó, sự phối vị, pha hương của đầu bếp, dẫu có thiếu sót cũng được cảm thông.
mgd85
Thật ra, với món gỏi hải sản “khô” này, thường mắc lỗi nguyên liệu chưa kịp thấm đều gia vị. Bởi nếu rưới đủ lượng, phần đáy rỗ sẽ dễ bị bở, vì ngấm nhiều nước.Để khắc phục, có thể trình bày kèm một chén nước gia vị trộn gỏi và chiếc đĩa sạch, để thực khách hoặc nhân viên phục vụ xớt ra, tự tay phối trộn sẽ thêm thú vị.
 
Theo một số đầu bếp giàu kinh nghiệm ở TP.HCM, bí quyết để đan chiếc rổ khoai môn đẹp là, dùng hai cái rổ nhựa nhỏ làm khuôn. “Phụ gia” giúp kết dính có ít bột năn hoặc bột chiên giòn “áo” sơ qua cọng khoai môn. Sau đó nhẹ tay đem chiếc rổ này chiên sơ trong chảo ngập dầu hay rón rén đặt vào lò vi ba nướng nhanh.
 
Tương tự, thay vì dùng thố hoặc đĩa đựng cơm chiên người ta lại chọn trái khóm (dứa) tươi. Rồi khéo léo lấy bớt ruột khóm ra, cho cơm vào rồi đậy kín lại, để ủ mùi thơm tự nhiên của quả “nữ hoàng” này.
Đồng thời, phần ruột khóm tươi thắm vừa lấy ra lúc nãy, sẽ là món tráng miệng thơm ngon lúc cuối tiệc. Trình bày như thế, thêm kích thích trí tò mò của thực khách.
 
Cũng có người lấy trái bí rợ bỏ hạt, giữ nguyên “cơm” bí, cho nước hầm xương, đậu xanh, đuôi heo hoặc đuôi bò vào, mang hấp cách thủy. Thưởng thức cạn nước lẫn cái, người ta vẫn không bỏ qua cho “nồi bí”. Bởi nó thật béo, bùi! Nói thưởng thức ẩm thực phải vận dụng cả năm giác quan, nghe có vẻ cao siêu. Song khi cụ thể hóa bằng những dụng cụ bếp ăn được, hẳn bạn sẽ thấy đơn giản và thích thú hơn nhiều.
Theo – iHay

Trả lời