Những tập đoàn bạo chi đổi mới công nghệ

c24
Cải tiến là một chiến lược mang ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của những doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Cũng chính vì lẽ đó mà rất nhiều thương hiệu lớn đã không tiếc tay chi hàng chục tỷ USD cho R&D (công tác nghiên cứu và phát triển) và không ngừng cải tiến sản phẩm để củng cố vị thế của mình trên thương trường.
Dưới đây là những ông trùm cải tiến hàng đầu thế giới. Họ đã mạnh tay chi cho R&D nhưng điều quan trọng là sự đầu tư đó đã thực sự đang mang lại thành quả to lớn.
c24
9. Amazon
Năm ngoái Amazon đã không có mặt trong danh sách xếp hạng. Tuy nhiên, năm nay họ đã lọt vào top 10 ông trùm cải tiến hàng đầu thế giới. Không thể phủ nhận những nỗ lực của Amazon trong thời gian gần đây khi họ đã tạo ra được những sản phẩm mới có sức cạnh tranh trên thị trường công nghệ.
 
8. P& G
Sản phẩm của gã khổng lồ từ lâu đã được phủ khắp các quốc gia trên toàn thế giới. P&G không ngừng mạnh tay đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển để tạo ra những sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Năm nay họ cùng với IBM nắm giữ vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng.
 
7. IBM
Năm ngoái, IBM đứng ở vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng, tuy nhiên năm nay họ bị lùi hai bậc.
 
6. Toyota
Chi phí cho R&D 2011: 9,9 tỷ USD, chiếm 4,2% doanh thu
Nhà sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới của Nhật Bản đã không tiếc tay chi tiền cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Toyota nổi tiếng với sự nghiệp cải tiến sản phẩm. Và chính nó đã giúp cho hãng này có thể thống lĩnh thị trường thế giới như hiện nay. Năm ngoái Toyota xếp thứ 9 trong bảng xếp hạng. Năm nay họ đứng đầu trong danh sách 20 doanh nghiệp bạo chi cho R&D nhất thế giới.
5. Microsoft
Chi phí cho R&D 2011: 9 tỷ USD, chiếm 12,9% doanh thu
Năm nay, Microsoft bị giảm một bậc trong bảng xếp hạng so với năm ngoái.
Gã khổng lồ Microsoft luôn nỗ lực trong việc cải tiến sản phẩm để làm hài lòng người tiêu dùng và cạnh tranh với những hãng khác. Khi mà những cái tên mới trong giới công nghệ đang nổi lên như cồn trong thời gian qua, Microsoft hiểu rằng, để trụ vững trên vị trí thống trị thị trường phần mềm thế giới, họ phải đầu tư nhiều hơn và hiệu quả hơn nữa cho sự nghiệp cải tiến.
4. Samsung
Chi phí cho R&D 2011: 9 tỷ USD, chiếm 6% doanh thu
Đối thủ hàng đầu của Apple trên thị trường smartphone và máy tính bảng năm nay đã bứt phá mạnh mẽ lên vị trí thứ 4 từ vị trí thứ 7 hồi năm ngoái. Chi số tiền khủng cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, Samsung đã khá thành công trong việc cải tiến và tạo ra được những sản phẩm làm mưa làm gió trên thị trường trong thời gian qua.
3. 3M
Chi phí cho R&D 2011: 1,6 tỷ USD, chiếm 5,3% doanh thu
3M vẫn giữ vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng như năm ngoái. Mặc dù so với nhiều hãng khác, số tiền mà 3M bỏ ra để nghiên cứu và phát triển còn khá khiêm tốn, tuy nhiên, hiệu quả cải tiến của hãng này lại khiến cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới phải học tập.
2. Google
Chi phí cho R&D 2011: 5,2 tỷ USD, chiếm 13,6% doanh thu
Cỗ máy tìm kiếm khổng lồ của thế giới đã chứng minh được thành quả mà họ đạt được khi mạnh tay đầu tư 13,6% doanh thu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Cũng như năm ngoái, Google hiện đứng thứ hai thế giới về hiệu quả cải tiến.
1.Apple
Chi phí cho R&D 2011: 2,4 tỷ USD, chiếm 2,2% doanh thu
Đây là năm thứ 3 liên tiếp gã khổng lồ Apple vinh dự được đứng đầu bảng xếp hạng. Đầu tư nhiều tiền cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm, Apple đã chứng minh thành quả to lớn của mình trong sự nghiệp cải tiến. Bằng chứng là mỗi năm, họ luôn trình làng những sản phẩm mới làm nức lòng người tiêu dùng trên khắp thế giới.
Mới đây, Booz & Company cũng công bố danh sách 20 công ty đứng đầu thế giới về mức độ bạo tay chi cho công tác R&D.
Đứng đầu là Toyota với 9,9 tỷ USD, tiếp theo là Novartis và Roche (đều của Thụy Sĩ) với 9,6 và 9,4 tỷ USD. Đứng ở vị trí thứ 4 và thứ 5 là hai công ty của Mỹ Pfizer và Microsoft với 9,1, và 9 tỷ USD. Samsung đứng thứ 6 với 9 tỷ USD. Gã khổng lồ GM trong năm vừa qua cũng đã chi 8,1 tỷ USD cho R&D và xếp ở vị trí thứ 9. Hãng điện thoại nổi tiếng Phần Lan Nokia chi 7,8 tỷ USD và đứng thứ 10 về mức độ chịu chi cho R&D.

Trả lời