Dù bạn có năng lực và trình độ chuyên môn cao, dù hồ sơ của bạn nổi bật với những thành tích, nhưng chỉ cần sơ ý một chút về tác phong, thái độ, cách nói chuyện, bạn sẽ khiến cho nhà tuyển dụng sẽ thấy khó chịu.
Bạn nên để ý và tránh những điều sau:
Hỏi về chế độ thưởng và ngày nghỉ phép
Những câu hỏi kiểu này sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn quan tâm tới lợi ích bản thân hơn là công việc. Hãy hỏi những câu liên quan tới công việc, công ty thì tốt hơn còn những câu này chỉ nên nói khi nhà tuyển dụng đã có ý muốn nhận bạn và họ hỏi bạn có yêu cầu gì khi làm việc với công ty không?
Nói xấu lãnh đạo cũ, công ty cũ
44% nhà tuyển dụng cho biết nói xấu công việc cũ hoặc hiện tại là một trong những sai lầm gây bất lợi nhất cho ứng viên. Kể cả khi không còn làm việc cùng họ, bạn cũng không nên ” xả ” hết trách móc, than vãn về những việc đã qua với người phỏng vấn. Nếu là người khôn khéo, bạn nên chuyển những điểm tiêu cực đó theo hướng tích cực hơn. Ví dụ, nếu mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp không tốt, hãy nói với người phỏng vấn rằng bạn mong muốn được làm việc trong một môi trường mà mình là một phần trong nhóm, mọi người hoà hợp với nhau nhưng vị trí hiện tại ( hoặc cũ ) không làm bạn thoả mãn về điều đó.
Sử dụng điện thoại khi phỏng vấn
Dù bạn bận rộn như thế nào, cũng đừng nên sử dụng điện thoại trong cuộc phỏng vấn, điều này không thể hiện bạn là một người bận rộn, nó chỉ làm nhà tuyển dụng thấy bạn là một ứng viên thiếu chuyên nghiệp. Nếu bạn thực sự đang đợi một cuộc điện thoại rất quan trọng, hãy để chế độ rung và xin phép nhà tuyển dụng trước khi ra ngoài nghe điện thoại.
Liên tục khen nhà tuyển dụng để lấy lòng
Đối diện nhà tuyển dụng, bạn không ngớt ban cho họ lời khen từ ngoại hình, trang phục, cách quản lý… Có thể bạn nghĩ rằng, lời khen sẽ giúp bạn xích lại gần hơn và chiếm được thiện cảm của nhà tuyển dụng nhưng thực tế lại không như vậy.
Một GĐ nhân sự đã ngượng “chín người” khi ứng viên buông lời khen: “Anh trẻ và đẹp trai quá”. Nên nhớ, những câu khen kiểu xã giao, lấy lòng chẳng bao giờ ghi điểm với nhà tuyển dụng, tốt nhất là nên đi thẳng váo vấn đề và không đề cập đến những chuyện bên lề ấy.
Không biết rõ về công ty và vị trí ứng tuyển
Việc không chuẩn bị đầy đủ thông tin chứng tỏ bạn không dành nhiều sự quan tâm đến vị trí tuyển dụng này. Bạn chỉ có 30 phút cho đến hơn 1 giờ để thuyết phục nhà tuyển dụng, nếu bạn không có sự chuẩn bị kỹ càng thì bạn sẽ không có được kết quả như ý muốn. Nhà tuyển dụng cũng khó có thể lựa chọn những ứng viên không muốn cống hiến cho công ty.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.