Những quy tắc để diễn thuyết tốt hơn
Đã đến lúc bạn phải trổ tài diễn thuyết để thuyết phục cho những dự định mà bạn vừa đưa ra. Và điều quan trọng là làm sao bạn phải thể hiện cho họ thấy được bạn có năng lực để làm được điều đó hay không.
Thoạt đầu, hầu hết mọi người đều quan tâm tới việc thêm thắt “gia vị” vào phần trình bày của mình như vẻ hài hước hay động tác của tay. Nhưng sự thật, phần lớn mọi người đều có thể nâng cao đáng kể khả năng diễn thuyết bằng việc hãy loại bỏ những chi tiết tiêu cực khi nói trước khi nghĩ tới chuyện thêm gì vào đó.
Và đây là một số quy tắc đơn giản giúp bạn nâng cao khả năng diễn thuyết. Từ đó, có được những bài thuyết trình hiệu quả hơn và gặt hái nhiều thành tựu hơn trong công việc:
1. Hãy đơn giản
Nói năng tự nhiên. Giao tiếp bằng mắt với người nghe. Đừng để hai tay có những hành vi thừa thãi.
2. Hãy trình bày có cảm xúc
Bất kể bạn nói về vấn đề gì, mọi người đều muốn thấy bạn hào hứng với nó. Tất nhiên, đừng giả vờ tỏ ra như vậy. Hãy để cảm xúc và niềm đam mê thể hiện trong bài diễn thuyết của bạn về công việc cũng như sản phẩm.
3. Cân bằng dạng thức thông tin
Đừng quá tham lam trong việc đưa thông tin ở phần trình bày. Khi nói, bạn chỉ nên đưa ra những điều cơ bản và để riêng các thông tin cụ thể ở phần tài liệu phát kèm. Bạn có thể sử dụng trình chiếu PowerPoint nhưng đừng lạm dụng quá.
4. Nắm rõ trước các mối liên hệ
Nếu có thể, bạn nên tìm hiểu về những người sẽ nghe bạn thuyết trình trước đó. Điều đó sẽ tạo cho họ một niềm tin vào bạn và những gì bạn nói.
5. Hãy minh họa, đừng kể lể
Bạn hãy minh họa điều cần nói bằng những câu chuyện, ví dụ và những kinh nghiệm cá nhân.
Đừng chỉ liệt kê ra những luận điểm.
6. Loại bỏ những cử chỉ gây khó chịu
Những tiếng “ừm” hay “à” cần phải được loại bỏ. Cũng tương tự vậy là tiếng lóc xóc của tiền xu trong túi.
7. Nắm rõ tài liệu thuyết trình
Không gì có thể gây khó khăn khi bạn đã hiểu thấu đáo nội dung cần diễn thuyết. Cách này sẽ giúp bạn giải quyết được vô số những vấn đề khúc mắc khác có thể nảy sinh.
8. Lôi kéo khán giả tham gia ở nhiều cấp độ khác nếu điều đó hiệu quả
Bạn có thể sử dụng những phương pháp khác nhau như dành thời gian để làm việc một mình hoặc với đối tác, hoặc có thể phản hồi về vài điểm cụ thể, câu hỏi hay câu trả lời nào đó.
9. Đừng bị phân tán bởi phản ứng của mọi người và mất tinh thần
Bạn sẽ chẳng bao giờ biết tại sao ai đó lại không thể tiếp tục nghe bạn nói hay đứng dậy, đi ra ngoài. Có vô vàn những lý do có thể chẳng liên quan gì tới bạn hoặc phần trình bày của bạn. Hãy coi đó là việc khác và tiếp tục công việc diễn thuyết của mình.
10. Và có lẽ, điều quan trọng nhất – ĐỪNG BAO GIỜ nói quá lâu so với thời gian dành cho bạn!
Đây là cách nhanh nhất khiến mọi người trong phòng quên sạch tất cả những điều tốt đẹp bạn vừa nói. Hãy biết rút lui đúng thời điểm nhé.
Nguồn Ketnoisunghiep
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.