Các nhà lãnh đạo được ví như “đầu tàu” đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới. Doanh nghiệp có phát triển được hay không phụ thuộc nhiều vào kỹ năng giao tiếp và đối ngoại của người lãnh đạo. Cải thiện và rèn luyện kỹ năng giao tiếp là điều rất quan trọng.
Nếu bạn nhìn vào các nhà lãnh đạo ví như Barack Obama – Tổng thổng Mỹ thì phẩm chất nổi trội của ông chính là kỹ năng giao tiếp điêu luyện. Khả năng diễn thuyết trước đám đông, tự tin trong giao tiếp và năng lực thu hút dư luận. Dẫn chứng Barack Obama để thấy một thực tế rằng kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong xã hội và được xem là chìa khóa dẫn đến thành công.
Đối với doanh nghiệp cũng vậy, kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng và là yếu tố quyết định doanh nghiệp đó có thành công hay không. Vậy giao tiếp như thế nào để đối tác nhận thấy họ đã đúng khi “bắt tay” bạn cho chiến dịch kinh tế lâu dài.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách linh hoạt
Để bạn trở thành điểm sáng, không lẫn vào đâu và không hòa tan vào bất kỳ ai thì ngoài khả năng dùng khẩu ngữ một cách lưu loát thì cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể và cách bạn giao tiếp ánh mắt với người đối diện góp phần nói lên bạn là người vô cùng đặc biệt. Để truyền tải bất kỳ thông điệp nào, bạn cũng nên sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Điều này không chỉ giúp bạn dễ dàng biểu đạt nội dung mà còn góp phần tạo không khi gần gũi với đối tác. Tuy nhiên, đừng khua chân múa tay quá nhiều, nếu không bạn sẽ tự biến mình thành con rối trong mắt người khác.
Tạo sức hấp dẫn và cảm hứng
Kỹ năng giao tiếp của người lãnh đạo quyết định sự thành công của doanh nghiệp vì vậy rèn luyện kỹ năng giao tiếp cũng chính là một trong những chính sách hàng đầu mà doanh nghiệp nào cũng cần ưu tiên.
Trong giao tiếp, việc bạn tạo được sức hấp dẫn cũng như truyền cảm hứng cho người nghe là rất quan trọng. Để làm được điều này, bạn cần phát biểu một cách rõ ràng, tự tin, chuẩn bị kỹ lưỡng và nếu cần hãy sử dụng chút khiếu hài hước trời cho và tạo không khí thật thoải mái.
Luôn rõ ràng, nhất quán
Dù bạn giao tiếp với đối tác, với truyền thông để quảng bá sản phẩm hay thậm chí là với cấp dưới thì yếu tố rõ ràng và nhất quán trong nội dung là điều cần được đưa lên hàng đầu. Hiểu được mình định nói gì và đang nói gì giúp bạn làm chủ được suy nghĩ cũng như những phát ngôn của bản thân. Điều này không chỉ làm đẹp hình ảnh doanh nghiệp của bạn mà còn tránh những sai lầm không đánh có khi bạn “lỡ lời”.
Luôn đưa ra những ví dụ điển hình
Đôi khi những lời nói xuông thường không phát huy tối đa tác dụng vì vậy thay vì đọc bài diễn văn dài hàng chục trang hãy kết hợp nó với những ví dụ cụ thể và điển hình. Điều này không chỉ cho thấy bạn là một người có tầm hiểu biết sâu rộng, có khả năng kết nối các vấn đề mà còn giúp đối tác nắm bắt nhanh hơn những điều bạn đang trình bày.
Luôn lắng nghe
Giao tiếp không chỉ thể hiện ở việc bạn nói những gì và biểu đạt ra sao mà còn được đánh gia qua cách bạn lắng nghe người khác nói. Một chủ doanh nghiệp cần có kỹ năng nghe tuyệt vời. Nghe để hiểu, để phân tích vấn đề, để rút kinh nghiệm và đôi khi nghe còn để nắm bắt cảm xúc của đối tác và biết cách thay đổi thái độ sao cho phù hợp. Thêm vào đó, lắng nghe cũng là cách bạn thể hiện sự tôn trọng với người khác và cho bản thân một cơ hội để thu nạp những điều mới mẻ.
Nguồn sưu tầm
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.