Một người sếp giỏi và được nhân viên quý mến không chỉ làm tốt công việc mà còn do cách cư xử của họ với nhân viên của họ. Vì vậy, làm thế nào để được nhân viên kính nể và yêu mến thực sự mới là điều đáng quan tâm.
Tuy nhiên, để làm được việc đó, cần phải biết quan tâm, lắng nghe và thật lòng muốn thực hiện điều đó. Dưới đây là một số cách các sếp có thể áp dụng:
Người lãnh đạo cần thường xuyên gặp gỡ và thăm hỏi tất cả nhân viên của mình.
Biết lắng nghe
Người lãnh đạo thành công là người biết lắng nghe, biết xây dựng mối quan hệ với nhân viên mà qua đó họ tìm thấy những góp ý, lời khuyên trung thực. Người lãnh đạo sáng suốt phải biết dành thời gian để lắng nghe những phản hồi từ nhân viên mặc dù không tốt. Họ không cho phép mình luôn là người chiến thắng.
Biết dành thời gian lắng nghe ý kiến của các nhân viên là cách dễ dàng nhất giúp bạn thể hiện được sự quan tâm và quan hệ thân thiện giữa sếp và nhân viên. Đó cũng là cách tốt nhất để phá bỏ rào cản giữa quan hệ cấp trên và cấp dưới.
Gần gũi nhân viên
Người quản lý giỏi là người dễ thảo luận mọi vấn đề, kể cả những tin đồn không hay về họ. Để nhân viên hiểu rõ về bạn và không có cuộc bàn tán đằng sau thì việc lắng nghe và trao đổi thẳng thắn sẽ có hiệu quả cao.
Thông thường, khi gặp tình huống như vậy bạn nên hỏi thẳng nhân viên như: “Bạn lấy thông tin đó ở đâu? Tại sao tôi chưa nghe chuyện này bao giờ nhỉ?”. Đây được coi là một trong những cách phản ứng tích cực và khôn ngoan nhất của một nhà quản lý có tài.
Biết chia sẻ với nhân viên
Dù cho công việc bận rộn thế nào đi nữa, người lãnh đạo cần thường xuyên gặp gỡ và thăm hỏi tất cả nhân viên của mình, động viên và khuyến khích các nhân viên đang ở trong thời điểm căng thẳng nhất của công việc. Việc làm này sẽ tạo ra sự khích lệ rất lớn cho nhân viên. Đó cũng là cách hay để sếp cũng có thêm thông tin cần thiết.
Công bằng, ngay thẳng
Muốn lãnh đạo được nhiều nhân viên, bạn cần đặt đức tính này lên hàng đầu. Bởi vì để được các nhân viên tin tưởng và nghe theo, bạn luôn phải nói sự thật và xử sự với mọi người công bằng, ngay thẳng.
Để được yêu mến thì người lãnh đạo cần phải sống chân thật, liêm chính và đối xử công bằng với mọi người xung quanh. Nếu người quản lý làm việc không tốt và không chịu thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm của mình và tìm cách khắc phục thì họ sẽ tự làm mất đi sự tôn trọng của nhân viên.
Hài hước
Nhà quản lý giỏi là người biết cách làm cho nhân viên cảm thấy vui vẻ và thoải mái mỗi khi công việc quá tải. Sử dụng óc hài hước để tạo tiếng cười, giảm căng thẳng và cũng là tạo sự gần gũi giữa mọi người.
Hiểu được nhân viên của mình
Bạn nên có số điện thoại hoặc địa chỉ nhân viên của mình để liên lạc khi cần thiết. Khi có việc đốt xuất nhân viên phải nghỉ hoặc tâm trạng của họ ảnh hưởng đến công việc, bạn có thể liên lạc, trao đổi để cùng họ tháo gỡ. Bạn cần có cách xử trí và biết nên nói gì và vào lúc nào để có thể giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn.
Hiểu lẫn nhau
Bạn nên tập trung vào một nhóm hơn là vào các cá nhân. Hiểu biết lẫn nhau là làm cho một nhóm với những cá nhân xa lạ có thể nói chuyện và lắng nghe nhau.
Xây dựng tốt hình ảnh bản thân
Để tạo được mối quan hệ tốt với nhân viên, sếp phải tự hỏi mình “Mình đã tạo được một hình ảnh gần gũi và thân thiện khiến các nhân viên lúc nào cũng muốn làm việc với mình chưa?”. Một người quản lý tốt là người có thể trò chuyện thật thân tình và thoải mái với nhân viên, không để họ cảm thấy có “hàng rào ngăn cách”.
Làm gương cho nhân viên
Nên trả lời ngay các bức thư điện tử (nếu là việc quan trọng và gấp rút), nhớ tên của tất cả các nhân viên…, vì mọi hành động của sếp đều được các nhân viên quan sát và xem đó như một tấm gương. Sếp cần phải xây dựng hình ảnh của mình như một tấm gương tốt, khơi nguồn cho những hành động tích cực mới có thể có được những người mến mộ và các nhân viên trung thành.
Sẵn sàng trả lời điện thoại của nhân viên
Bất cứ nhân viên nào cũng có thể gọi điện thoại cho người quản lý và sẽ được gọi lại trong thời gian sớm nhất nếu bạn không thể trả lời ngay điện thoại của họ.
Luôn mở cửa phòng làm việc
Một cánh cửa mở đồng nghĩa với thông điệp: “Tôi luôn ở đây để sẵn sàng làm việc với bạn”.
Nguồn kynanggiaotiep
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.