Nghệ thuật đàm phán trong thương mại quốc tế

ky nang giao tiep nghe thuat dam phan trong thuong mai quoc te 11
Nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp đang ngày càng hội nhập với các hoạt động thương mại quốc tế. Ở đó, nghệ thuật đàm phán giao thương với các đối tác nước ngoài đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.
 1. Những lưu ý về kỹ năng giao tiếp khi đàm phán giao thương với một nền văn hóa khác
    Tìm hiểu sự khác biệt về văn hóa của những người bạn định đàm phán.
    Đề phòng đưa ra nhận định chủ quan về văn hóa.
    Tìm hiểu những phong cách, những kỹ năng giao tiếp và nghệ thuật đàm phán trong thương mại quốc tế để dễ dàng thích nghi với đối tác, với từng vấn đề và trong từng hoàn cảnh.
    Ngôn ngữ là vấn đề quan trọng để liên kết giữa các nền văn hóa và giữa những người đàm phán, nhưng nó cũng có thể là rào cản trong kỹ năng giao tiếp.
    Cẩn thận về ngôn ngữ cử chỉ và ý nghĩa kèm theo.
    Với những nền văn hóa khác nhau cần tìm hiểu những kỹ năng giao tiếp, những nghệ thuật đàm phán trong thương mại quốc tế khác nhau.
 Một số khác biệt cơ bản giữa văn hóa phương đông và phương Tây
    Phương Đông: Chú trọng đến tập thể, ít năng động, có khuynh hướng buôn bán với nhau lâu dài, sống theo đạo đức…
    Phương Tây: chú trọng vai trò cá nhân, năng động hơn, thíc thách thức, coi trọng lợi ích cá nhân và thường sống theo pháp luật…
 ky nang giao tiep nghe thuat dam phan trong thuong mai quoc te 11
2. Nghệ thuật đàm phán trong thương mại quốc tế
 Kỹ năng giao tiếp khi bắt đầu đàm phán
    Đừng bao giờ nói “Vâng” với đề nghị đầu tiên
    Đòi hỏi nhiều hơn những gì bạn hy vọng đạt được
    Có phản ứng trước từng đề xuất của đối tác
    Tránh đối đầu.
    Đóng vai trò người bán hay người mua bất đắc dĩ.
    Viện cấp quyết định cao hơn hoặc “kẻ đấm người xoa”.
    Đừng bao giờ đề nghị nhượng bộ ngang bằng
    Biết cách đặt các vấn đề bế tắc sang một bên (Bế tắc không hẳn là ngõ cụt hoàn toàn).
    Luôn đề nghị thỏa thiệp
    Đề phòng tạo ra ấn tượng trông chờ vào những nhượng bộ tiếp theo của bạn.
 Kỹ năng giao tiếp khi kết thúc đàm phán
    Đặt phía đối tác vào hoàn cảnh dễ chấp nhận kết quả đàm phán.
    Luôn tự hỏi: Đây có phải là tình thế cả hai bên đều giành được thắng lợi hay không?
Nguồn st

Trả lời