Thuyết trình ấn tượng tự tin
Những lần bạn phải thuyết trình trước lớp, trước đồng nghiệp, trước đám đông bạn có cảm thấy run không? Dù chuẩn bị kỹ càng đến đâu nhưng bạn vẫn quên bài, bạn không thỏa mãn với kết quả đạt được! Những gì bạn nói không làm cho không khí của khán phòng trở nên sôi động hơn, hứng thú hơn? Phải làm thế nào đây?
Để có một bài thuyết trình tốt, chúng ta phải có quá trình chuẩn bị lâu dài, từ việc tìm hiểu nội dung, soạn slide cho đến giọng nói rõ ràng, tự tin! Nhưng những điều đó chỉ mới giúp bạn có một bài thuyết trình tốt chứ chưa đủ để làm nên một bài thuyết trình thật sự ấn tượng và để lại có người khác nhiều điều thú vị! Để bài thuyết trình của bạn ấn tượng hơn, bạn có thể tham khảo các kỹ năng thuyết trình tự tin sau đây!
Chuẩn bị trước mọi thứ cho buổi thuyết trình
Bạn đã hiểu mọi thứ, chuẩn bị xong xuôi mọi thứ từ Power point cho đến các hình ảnh, video minh họa khác. Nhưng chưa chắc bạn khi đứng trước đám đông bạn sẽ nói tốt. Trước buổi thuyết trình, bạn nên đứng trước gương, tập nói, tập thuyết trình thử xem. Nó sẽ giúp bạn tự tin hơn và bớt run hơn rất nhiều.
> Ba tuyệt chiêu nói chuyện trước đám đông hiệu quả
Mở màn bằng một câu chuyện hay một tình huống hài hước
Có một biểu hiện tâm lý mà bạn cần biết, dù là người lớn nhưng ai cũng thích nghe kể chuyện hay được xem một tình huống hài hước. Hãy để người nghe thỏa mãn mong muốn của họ.
Để thu hút người nghe, nhiều người thuyết trình chuyên nghiệp còn sử dụng biện pháp diễn hài, kể các câu chuyện cười thậm chí lấy mình ra làm tình huống hài hước.
Tuy nhiên, nếu bạn không có năng khiếu gây cười cho người khác hãy tránh xa cách thức này.
Chiếm lấy trái tim người nghe
Trong nhiều trường hợp, thay vì một tác phong trang trọng, bạn hãy bắt đầu bằng cách nói nên cảm nhận của mình khi đến với chương trình này. Những sự chia sẻ chân tình của bạn sẽ kéo người nghe lại gần, đồng cảm và kết thúc là những tràng pháo tay nồng nhiệt.
Những cảm xúc chân thành của bạn, những tâm sự của bạn về một sự kiện là một đòn bẩy tâm lý giúp bạn chiếm trọn trái tim người nghe. Nhưng bạn hãy nhớ, đó phải là những cảm xúc thật, đừng giả bộ hay đóng kịch để đánh lừa người nghe như vậy sẽ phản tác dụng.
Trình bày nội dung sinh động.
Hãy dùng mọi thứ bạn có thể để làm cho bài thuyết trình của mình nên sinh động hơn.
- Sử dụng ví dụ để giải thích quan điểm của bạn.
- Sử dụng ngôn ngữ hình thể ( cử chỉ tay, ánh mắt, nụ cười…)
- Lên xuống giọng hợp lí, để tránh nhàm chán và ru ngủ khán giả.
- Sử dụng biểu đồ, clip, hình ảnh.
“Thuyết trình cũng như các kỹ năng khác trong giao tiếp, làm thế nào để cuốn hút người nghe, làm thế nào để truyền đạt được nhiều nội dung đến người nghe đó là cả một nghệ thuật.”
Những con số thống kê
“Trăm nghe không bằng một thấy”, “Nói có sách, mách có chứng” là những câu ngạn ngữ được ông cha ta đúc kết từ ngàn đời nay. Để thuyết phục người nghe không cách nào hơn là bạn hãy đưa ra cho họ những con số thống kê cụ thể.
Ví dụ khi thuyết trình về địa lý dân số Việt Nam, hãy mở đầu bằng những con số biết nói như: Việt Nam đã chạm mốc 90 triệu người ra sao? Tỉ lệ tăng dân số trung bình trong 10 năm qua là bao nhiêu?
Tạo ấn tượng qua giọng nói và tác phong chuyên nghiệp
> Kỹ thuật điều khiển giọng nói trong giao tiếp và thuyết trình |
Một giọng nói truyền cảm, ấm áp, giàu sinh khí và một tác phong chuyên nghiệp cũng là một lợi thế tuyệt vời nếu bạn mong muốn trở thành một nhà thuyết trình chuyên nghiệp.
Bạn đã bao giờ quan sát Obama, Steven Job thuyết trình chưa? Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt trong cách mở đầu bài nói của họ. Tất nhiên, giọng nói là do thiên phú nhưng bạn vẫn có thể luyện rèn bên cạnh hàng ngày hoàn thiện tác phong chuyên nghiệp của mình.
Ánh mắt bao quát tất cả mọi người
Vì chúng ta thuyết trình cho tất cả mọi người chứ không phải cho một vài gười gần chúng ta! Thế nên ánh mắt phải bao quát hết tất cả! nếu bạn chỉ hướng vào một điểm duy nhất đó là giữa khán phòng, hay hai bên mà không dùng ánh mắt đó để nhìn tất cả mọi người họ sẽ nhận ra bạn rất thụ động và thiếu tự tin! Bạn biết đấy, khi chúng ta chỉ nhìn về một điểm thì những người khác sẽ không chú ý đến bạn và bài thuyết trình của bạn đâu! Bởi vì bạn đâu có ra ám thị với họ! nếu muốn mọi người tập trung vào bài thuyết trình của bạn, hãy bao quát tất cả thay vì chỉ nhìn một điểm duy nhất!
Sử dụng khiếu hài hước
Để bài thuyết trình của bạn ấn tượng hơn! Thay vì bắt mọi người chay trường lắng nghe bạn nói và theo dõi những dòng chữ hiện ra trên màn hình bạn hay thử mang lại cho họ đôi tiếng cười sảng khoái xem! Hiệu quả sẽ tăng lên rất hiều! Chỉ cần chêm vào vài ba câu nhẫn ét hài hước, hay đặt ra những câu hỏi mang tính đánh đố, mọi người sẽ thấy thú vị hơn nhiều đấy!
Mỉm cười
Khi bạn cảm thấy hài lòng với một điểm nào đó! Gương mặt mà lúc nào cũng đanh lại vì lo lắng sẽ khiến cho bạn mất điểm đấy! hãy mỉm cười khi bạn nói đến vấn đề nào đó mà bạn cảm thấy thích thú! Chúng sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với những người bên dưới!
Nhấn nhá hợp lý
Lên giọng xuống giọng hợp lý, nếu bài thuyết trình mở đầu cho đến kết thúc đều cùng một giọng điệu sẽ khiến người khác buồn ngủ lắm đấy! Có những trường đoạn bạn có thể hạ thấp xuống nhưng có những trường đoạn cần nói nhanh, nói rõ và dõng dạc để người khác thấy hứng phấn chứ! Đừng ru ngủ người khác bằng giọng đều đều nhé! Điểm mạnh của những diễn giả đó là họ biết nhấn mạnh ở đâu, thả ở đâu để tạo cảm hứng cho người nghe! Bạn cũng có thể làm được điều này mà!
Kết thúc buổi thuyết trình đầy xúc cảm
Nếu bạn có thể truyền đạt, lèo lái cảm xúc khán giả, thì đây là một phương pháp vô cùng hữu hiệu, mà thậm chí bạn chẳng cần “kêu gọi hành động”, khán giả vẫn sẽ làm theo những gì bạn muốn. Phương pháp này cực kỳ hiệu quả, nhưng nó phụ thuộc vào khả năng truyền đạt cảm xúc, cũng như sự thấu hiểu tâm lý khán giả của bạn
Thuyết trình là một phần rất quan trọng trong công việc cũng như học tập! nếu bạn không biết mình phải làm gì để bài thuyết trình ấn tượng hơn thì bạn chỉ có thể có một bài thuyết trình tốt nhất mà thôi! Việc gì ấn tượng cũng đem lại nhiều hiệu quả hơn mà bạn! Hãy rèn luyện để thành công bạn nhé!
ST by BN